Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng nhanh?

Trong khi các quan chức Trung – Mỹ đang tiến hành thảo luận tại Washington, phía Mỹ lại thể hiện sự bất mãn không nhất quán về tỷ giá Nhân dân tệ và thâm hụt thương mại Mỹ - Trung.

Về phía Trung Quốc, một trong những lòi than phiền chủ yếu nhất có thể là dự trữ đồng USD của họ tăng vọt. Trong khi Trung Quốc bắt đầu khuyến khích dùng đồng NDT để thanh toán thương mại, dự trữ ngoại tệ của nước này (đa số là đồng USD) lại tăng trưởng có chút bất thường.

Điều này đã đi trái với ý định ban đầu là quốc tế hóa đồng NDT. Có người chỉ trích rằng, cùng với việc Mỹ cố tính phá giá đồng USD, còn  Trung Quốc sở hữu một lượng lớn USD đã khiến chính phủ Trung Quốc bị khiển trách nặng nề. Tuần trước, Cục quản lý ngoại hối Trung Quốc đã ra mặt phủ nhận quan điểm cho rằng, do đồng NDT tăng giá, nên dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc từ năm 2003 tới nay tổn thất 271 tỷ USD.

Trên mức độ nhất định, chính sách quốc tế hóa đồng NDT là do Trung Quốc bất mãn với vị trí tiền tệ dự trữ của đồng USD gây ra. Hai năm trước, Ngân hàng trung ương Trung Quốc PBOC đã kêu gọi sáng lập một đơn vị tiền quốc tế mới, với lý do là thế giới quá phụ thuộc vào đồng USD. Do Bắc Kinh từ chối thực hiện trao đổi tự do đồng NDT, nền lời kêu gọi này có phần trống rỗng.

Như là một biện pháp thoả hiệp, Bắc Kinh đã tiến hành dùng NDT để thanh toán thương mại. Tuy nhiên, số liệu mới cho thấy, do PBOC vô ý cung cấp vốn cho đồng USD, nên tăng trưởng dự trữ ngoại hối Trung Quốc đang tăng.

Theo đánh giá của Ngân hàng Standard Chartered, quý I/2011, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc (sau khi đã điều chỉnh những ảnh hưởng định giá ngoại tệ) tăng mới 152 tỷ USD. Do thương mại của Trung Quốc với nước ngoài trong quý này trên thực tế đã xuất hiệm thâm hụt nhẹ, nên lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài của nước này trong quý I cũng chưa vượt quá 30 tỷ USD, do vậy, trong số dự trữ ngoại tệ tăng mới của quý I này có 127 tỷ USD là việc không thể giải thích nguyên nhân rõ ràng. Standard Chartered ước tính, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc năm nay có thể sẽ lại tăng thêm 550 tỷ USD. Cuối năm 2010, dự trữ ngoại tệ Trung Quốc là 2850 tỷ USD.

Điều này có thể được giải thích thêm từ một số hậu quả bất ngờ do Bắc Kinh thúc đẩy quốc tế hóa đồng NDT gây ra. Dùng NDT thanh toán thương mại để theo đuổi thương mại nhập khẩu, từ đầu năm tới nay, tỷ lệ thương mại nhập khẩu và thương mại xuất khẩu quyết toán bằng đồng NDT là 5:1, điều này đã gây thiếu hụt đồng USD.

Một động lực lớn để các doanh nghiệp muốn dùng NDT để thanh toán thương mại nhập khẩu là họ đang nghĩ cách bán khống đồng USD, chứ không phải ở nội địa và càng không phải ngoại địa.

Tuy nhiên, theo giải thích của Standard Chartered, cách làm này đã loại bỏ những nhà thu mua đồng USD tự nhiên, PBOC buộc phải mua số USD này, từ đó khiến dự trữ ngoại tệ tăng nhanh.

Standard Chartered còn cho biết thêm, Hong Kong – nơi huy động vốn ngoài Trung Quốc cho các doanh nghiệp nội địa vẫn luôn đóng vai trò thúc đẩy cho hành vi thu mua USD của Trung Quốc. Từ đầu năm tới nay, kiểu huy động vốn này đã tăng vọt từ 15 tỷ USD/tháng lên 30 tỷ USD/tháng.

Chính sách nới lỏng tiền tệ QE của FED đã hình thành nên sự hỗ trợ trực tiếp cho làn sóng cho vay của Hong Kong, có thể còn khiến dự trữ ngoại tệ Trung Quốc không ngừng phình to.

(Vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!