Hầu hết chuyên gia đều cho rằng việc điều tăng tỷ giá USD thời điểm này của Ngân hàng Nhà nước là quyết định hợp lý, linh hoạt và kịp thời. Và quan trọng hơn là việc tăng tỷ giá được đưa ra trong cam kết chỉ nâng giá USD thêm 1% từ nay đến cuối năm.
Ngày 13/10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD thêm 10 đồng. Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD hiện đã ở mức 20.678 VND.
Sau hơn một tháng đứng yên, từ đầu tháng 10 đến nay Ngân hàng Nhà nước liên tiếp tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Và đến thời điểm này, giá mỗi đồng USD đã tăng 50 VND so với hồi tháng 9, tương ứng với mức tăng 0,24%.
Tuy mức 0,24% không quá lớn và nằm trong định hướng nếu điều chỉnh đến cuối năm không quá 1%, nhưng đà tăng liên tiếp những ngày qua cho thấy áp lực đối với tỷ giá USD/VND đang lớn dần.
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, có thể nói giá USD đang tăng khá mạnh thời gian qua, song mức tăng này vẫn không vượt chỉ tiêu 1% từ nay đến cuối năm mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra. “Tôi cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá lần này là động thái tích cực, kịp thời của Ngân hàng Nhà nước”, Tiến sĩ Doanh nhận định.
Ông Doanh phân tích, hiện lãi suất cho vay USD khá mềm so với lãi suất cho vay VND nên rất nhiều doanh nghiệp chỉ thích vay USD. Theo thống kê, hiện các doanh nghiệp đang vay ngoại tệ từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng lên tới 7,6 tỷ USD. Trong đó, không ít doanh nghiệp vay USD sau đó chuyển đổi qua tiền đồng để sử dụng, và khả năng tái tạo ngoại tệ của những doanh nghiệp này là không chắc chắn (chẳng hạn nguồn thu USD từ xuất khẩu không có, hoặc chỉ hạn chế…). Vì vậy, nếu các doanh nghiệp cứ đua vay USD mà khả năng trả bằng nguồn USD tự tạo không có, sẽ dẫn đến cầu về ngoại tệ tăng mạnh, trong khi cung thật không nhiều, thị trường ngoại hối sẽ bất ổn. Có nhiều ý kiến cảnh báo hệ thống ngân hàng đang ứng trước nguồn cung ngoại tệ từ tương lai. Đúng ra, đến hạn trả nợ, doanh nghiệp phải dùng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu trả nợ vào ngân hàng. Nay doanh nghiệp đã vay ngoại tệ từ NH rồi, sau này lại tiếp tục dùng VND mua ngoại tệ của ngân hàng để trả mà không có ngoại tệ thực trả nợ.
“Do đó, tôi nghĩ việc tăng tỷ giá USD sẽ hạn chế các doanh nghiệp vay ngoại tệ từ ngân hàng, nhất là những doanh nghiệp phải bỏ tiền đồng ra để mua USD trả nợ, bởi họ sẽ phải gánh phần thiệt khi tỷ giá tăng. Bài học này từng xảy ra đầu năm 2011 khi tỷ giá USD tăng tới 9,3 % và nhiều doanh nghiệp vay ngoại tệ phải lãnh đủ”, ông Doanh nói.
Báo cáo mới nhất về hoạt động ngân hàng trong tuần của Ngân hàng Nhà nước (tuần từ 24/9 tới 30/9) cho thấy, lãi suất cho vay USD phổ biến từ 6 đến 7,5% một năm cho ngắn hạn và 7,5 – 8% một năm cho kỳ hạn dài. Trong khi đó, lãi suất cho vay bằng VND cao hơn nhiều với mức từ 18% đến 19% một năm.
Thực tế, mức lãi suất cho vay bằng tiền đồng còn cao hơn vậy, nhiều doanh nghiệp phản ánh họ vẫn phải vay với mức 21 – 24% một năm.
Đồng quan điểm với ông Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD thời điểm này của Ngân hàng Nhà nước là hợp lý, gắn với định hướng linh hoạt, phản ánh sát hơn diễn biến của thị trường ngoại hối, thay vì trạng “ngủ đông” kéo dài như từng có trong quá khứ. Quyết định tăng mạnh tỷ giá USD lần này cũng sẽ giúp ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp giảm tâm lý đầu cơ tích trữ USD và nó sẽ khiến cầu ảo về USD sụt giảm.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho rằng, hiện nhu cầu về USD đang rất lớn và có thể gây mất cân đối cung – cầu. Sức ép cầu USD lớn không chỉ do áp lực trả nợ ngoại tệ vào dịp cuối năm của doanh nghiệp vay ngoại tệ, mà còn do tác động từ thị trường vàng thời gian qua. Vì vậy, việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD thời điểm này là một quyết định khôn ngoan.
“Điều quan trọng hơn là bên cạnh việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD, Ngân hàng Nhà nước đã cam kết chỉ điều chỉnh tỷ giá thêm 1% từ nay đến cuối năm. Đây là điểm khác biệt của việc điều hành tỷ giá lần này so với các lần trước. Nếu như trước đây, mỗi lần tỷ giá tăng, người dân lại xuất hiện tâm lý kỳ vọng giá USD còn tăng nữa, doanh nghiệp thì găm giữ USD khiến cầu tăng nhưng nguồn cung lại khan hiếm. Việc công bố chỉ điều chỉnh tỷ giá thêm 1% từ nay đến cuối năm đã giúp người dân và doanh nghiệp xóa bỏ tâm lý đó, hiện tượng “găm hàng” sẽ không xảy ra, hơn nữa doanh nghiệp sẽ hoạch định trước kế hoạch sản xuất kinh doanh, không để sự biến động của tỷ giá làm đảo lộn mọi kế hoạch.
Hầu hết chuyên gia đều cho rằng việc điều tăng tỷ giá USD thời điểm này của Ngân hàng Nhà nước là quyết định hợp lý, linh hoạt và kịp thời. Và quan trọng hơn là việc tăng tỷ giá được đưa ra trong cam kết chỉ nâng giá USD thêm 1% từ nay đến cuối năm.
Ngày 13/10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD thêm 10 đồng. Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD hiện đã ở mức 20.678 VND.
Sau hơn một tháng đứng yên, từ đầu tháng 10 đến nay Ngân hàng Nhà nước liên tiếp tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Và đến thời điểm này, giá mỗi đồng USD đã tăng 50 VND so với hồi tháng 9, tương ứng với mức tăng 0,24%.
Tuy mức 0,24% không quá lớn và nằm trong định hướng nếu điều chỉnh đến cuối năm không quá 1%, nhưng đà tăng liên tiếp những ngày qua cho thấy áp lực đối với tỷ giá USD/VND đang lớn dần.
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, có thể nói giá USD đang tăng khá mạnh thời gian qua, song mức tăng này vẫn không vượt chỉ tiêu 1% từ nay đến cuối năm mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra. “Tôi cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá lần này là động thái tích cực, kịp thời của Ngân hàng Nhà nước”, Tiến sĩ Doanh nhận định.
Ông Doanh phân tích, hiện lãi suất cho vay USD khá mềm so với lãi suất cho vay VND nên rất nhiều doanh nghiệp chỉ thích vay USD. Theo thống kê, hiện các doanh nghiệp đang vay ngoại tệ từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng lên tới 7,6 tỷ USD. Trong đó, không ít doanh nghiệp vay USD sau đó chuyển đổi qua tiền đồng để sử dụng, và khả năng tái tạo ngoại tệ của những doanh nghiệp này là không chắc chắn (chẳng hạn nguồn thu USD từ xuất khẩu không có, hoặc chỉ hạn chế…). Vì vậy, nếu các doanh nghiệp cứ đua vay USD mà khả năng trả bằng nguồn USD tự tạo không có, sẽ dẫn đến cầu về ngoại tệ tăng mạnh, trong khi cung thật không nhiều, thị trường ngoại hối sẽ bất ổn. Có nhiều ý kiến cảnh báo hệ thống ngân hàng đang ứng trước nguồn cung ngoại tệ từ tương lai. Đúng ra, đến hạn trả nợ, doanh nghiệp phải dùng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu trả nợ vào ngân hàng. Nay doanh nghiệp đã vay ngoại tệ từ NH rồi, sau này lại tiếp tục dùng VND mua ngoại tệ của ngân hàng để trả mà không có ngoại tệ thực trả nợ.
“Do đó, tôi nghĩ việc tăng tỷ giá USD sẽ hạn chế các doanh nghiệp vay ngoại tệ từ ngân hàng, nhất là những doanh nghiệp phải bỏ tiền đồng ra để mua USD trả nợ, bởi họ sẽ phải gánh phần thiệt khi tỷ giá tăng. Bài học này từng xảy ra đầu năm 2011 khi tỷ giá USD tăng tới 9,3 % và nhiều doanh nghiệp vay ngoại tệ phải lãnh đủ”, ông Doanh nói.
Báo cáo mới nhất về hoạt động ngân hàng trong tuần của Ngân hàng Nhà nước (tuần từ 24/9 tới 30/9) cho thấy, lãi suất cho vay USD phổ biến từ 6 đến 7,5% một năm cho ngắn hạn và 7,5 – 8% một năm cho kỳ hạn dài. Trong khi đó, lãi suất cho vay bằng VND cao hơn nhiều với mức từ 18% đến 19% một năm.
Thực tế, mức lãi suất cho vay bằng tiền đồng còn cao hơn vậy, nhiều doanh nghiệp phản ánh họ vẫn phải vay với mức 21 – 24% một năm.
Đồng quan điểm với ông Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD thời điểm này của Ngân hàng Nhà nước là hợp lý, gắn với định hướng linh hoạt, phản ánh sát hơn diễn biến của thị trường ngoại hối, thay vì trạng “ngủ đông” kéo dài như từng có trong quá khứ. Quyết định tăng mạnh tỷ giá USD lần này cũng sẽ giúp ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp giảm tâm lý đầu cơ tích trữ USD và nó sẽ khiến cầu ảo về USD sụt giảm.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho rằng, hiện nhu cầu về USD đang rất lớn và có thể gây mất cân đối cung – cầu. Sức ép cầu USD lớn không chỉ do áp lực trả nợ ngoại tệ vào dịp cuối năm của doanh nghiệp vay ngoại tệ, mà còn do tác động từ thị trường vàng thời gian qua. Vì vậy, việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD thời điểm này là một quyết định khôn ngoan.
“Điều quan trọng hơn là bên cạnh việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD, Ngân hàng Nhà nước đã cam kết chỉ điều chỉnh tỷ giá thêm 1% từ nay đến cuối năm. Đây là điểm khác biệt của việc điều hành tỷ giá lần này so với các lần trước. Nếu như trước đây, mỗi lần tỷ giá tăng, người dân lại xuất hiện tâm lý kỳ vọng giá USD còn tăng nữa, doanh nghiệp thì găm giữ USD khiến cầu tăng nhưng nguồn cung lại khan hiếm. Việc công bố chỉ điều chỉnh tỷ giá thêm 1% từ nay đến cuối năm đã giúp người dân và doanh nghiệp xóa bỏ tâm lý đó, hiện tượng “găm hàng” sẽ không xảy ra, hơn nữa doanh nghiệp sẽ hoạch định trước kế hoạch sản xuất kinh doanh, không để sự biến động của tỷ giá làm đảo lộn mọi kế hoạch.
(Theo Thu Hạ \\ Báo Đất Việt)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com