Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thắt chặt tín dụng với bất động sản là không công bằng và sinh tiêu cực

Thắt chặt tín dụng đối với bất động sản mà không kiểm tra được sức khỏe và hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng là không công bằng và nguy cơ tiêu cực trong cung cấp dịch vụ tín dụng này sẽ phát tướng và cuối cùng vẫn là người dân,doanh nghiệp cần vốn cho hoạt động kinh doanh phải khốn khổ Khi vay vốn.Nên chăng chỉ thắt chặt đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ môi giới bất động sản.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã nhấn mạnh điều này khi trao đổi về việc Chính phủ chủ trương thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có bất động sản.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, để giúp các doanh nghiệp, Bộ Xây dựng đang tiếp tục đề xuất thành lập các tổ chức tài chính trung gian có tính chất chuyên biệt cho thị trường bất động sản như quỹ tín thác. Khi quỹ này ra đời, chúng có thể huy động vốn rất tốt. Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đề xuất thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở có thể cho người dân vay vốn để mua nhà. Quỹ này sẽ do Bộ Xây dựng chủ trì và dự kiến trình Chính phủ vào quý 4. Nếu được thông qua thì có thể sang năm 2012 mới đi vào thực tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, bất động sản không hẳn là phi sản xuất. Bởi lẽ, trong quá trình đầu tư xây dựng các dự án, lĩnh vực bất động sản vẫn tạo ra vô số việc làm cho người lao động, thậm chí một số ngành như giao thông, dịch vụ còn “ăn theo” bất động sản.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, nếu xét về lý, những hạn chế trên thị trường thì đương nhiên có một phần trách nhiệm của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, nếu ai đó cho rằng cơ quan quản lý đã không chịu kiểm soát giá thành thì hoàn toàn không hiểu gì về luật pháp và thị trường.

Hiện nay, các quan hệ mua bán trên thị trường đều phụ thuộc quy luật cung - cầu, giá trị sử dụng. Do đó, khách hàng thời nay không quan tâm đến việc doanh nghiệp làm ra sản phẩm đó mất bao tiền, thậm chí nhiều khi đó là bí mật không được biết. Họ chỉ quan tâm giá thành sản phẩm đó có hợp lý và họ có chấp nhận hay không.

Bên cạnh đó, luật pháp hiện nay không quy định cơ quan quản lý phải giám sát giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Cho nên, nếu xây hai căn nhà như nhau thì xây ở Hà Nội có thể rẻ hơn xây ở Điện Biên, vì chi phí vận chuyển vật liệu. Lúc đó không thể quy định giá nhà ở Hà Nội rẻ hơn Điện Biên được.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu rõ, chủ trương tăng cường kiểm soát giá của Bộ Xây dựng và các cơ quan khác chỉ là để chống đầu cơ mà thôi. Bởi lẽ, ngay như phân khúc nhà ở cao cấp Tp.HCM hiện cung đang lớn hơn cầu nên nhiều doanh nghiệp đành phải bán dưới giá thành xây dựng. Tuy nhiên, cũng thừa nhận rằng, thực tế là lợi nhuận từ đầu tư bất động sản vẫn rất lớn có thể từ 50 - 100% nên mới có nhiều người lao vào bất động sản như vậy.

Nhưng cũng có một quy luật khác của kinh doanh là lợi nhuận lớn thì rủi ro cũng nhiều. Nếu không có rủi ro thì lợi nhuận gần như cũng bằng không. Giải pháp cơ bản mà chúng ta có thể đưa ra vào lúc này chỉ có thể là đẩy mạnh nguồn cung, thực hiện nghiêm túc bán qua sàn, đẩy mạnh nhà ở xã hội, tránh mua bán lòng vòng.

Đúng là giá bán cao thì luôn hấp dẫn mọi nhà đầu tư, nhưng giá bất động sản quá cao cũng là một nhược điểm của thị trường, bởi lẽ, thị trường bất động sản có nét đặc thù khác với thị trường các hàng hóa thông thường khác. Ngoài mục đích lợi nhuận cho doanh nghiệp, phát triển thị trường bất động sản còn có ý nghĩa về mặt xã hội, tức là nó phải dần giải quyết được nhu cầu nhà ở của hàng triệu người dân Việt Nam đang gặp khó khăn về nhà ở.

TheoThứ trưởng Bộ Xây dựng, ý kiến cho rằng, giá nhà ở hiện nay quá cao là do yếu tố tâm lý, đồn thổi chỉ  đúng một phần vì nó chỉ phản ảnh ở một thời điểm cụ thể. Chẳng hạn cơn sốt đất Ba Vì hồi giữa năm ngoái thì rõ ràng là do tâm lý, rỉ tai nhau. Có nhiều người đến tận bây giờ vẫn than thở rằng đang “mắc cạn” ở đó.

Tuy nhiên, về nguyên nhân sâu xa, căn bản thì các yếu tố cấu thành nên giá nhà ở của Việt Nam nằm ở đất là chính. Nhà liền kề thì giá đất chiếm 90 - 95%. Giá vật liệu xây dựng của căn nhà ở trên đất chỉ chiếm từ 5-10%. Người ta đi mua nhà không quan tâm nhiều đến nhà, mà chủ yếu chỉ quan tâm đến đất. Và một khi giá đất cao ngất ngưỡng thì không có lý do gì mà giá nhà lại xuống thấp được.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng  cho rằng, dù bị thu hẹp tín dụng, song thị trường bất động sản năm nay sẽ “bình bình” như năm 2010, không sốt nóng, cũng không đóng băng mà vẫn là túc tắc sống được. Còn với người tiêu dùng, không ai muốn giá bất động sản lên nhưng sự thực là không tránh được việc giá nhà vẫn tăng dần đều.

Hiện nay, các yếu tố đầu vào cơ bản như giá điện, xi măng, thép tăng, lương cũng sẽ lên. Các khoản tăng giá này sẽ “chui” vào giá thành các công trình xây dựng nên giá nhà sẽ lên. Nhưng tăng như thế là theo đúng quy luật vì nhiều thứ khác cũng tăng giá, đồng tiền mất giá.

Các chuyên gia tài chính cho rằng thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay  đã cho ra rất nhiều gói sản phẩm nhằm tìm kiếm khách hàng cho vay lãi xuất cao để tìm kiếm lợi nhuận cao. Do vậy khi chính sách tài chính của nhà nước thắt chặt khâu nào thì vùng hoạt động đó sẽ phát sinh tiêu cực với ma lực của đồng tiền,một bên thì cần vốn mà thủ tục vay với hình thức khác còn quá khó, mất thời gian qua nhiều khâu kiểm duyệt và đặc biệt là rất khó khi  nơi cho vay họ không mong đợi vì không đem lại cho họ lợi nhuận cao. Vì vậy mặc dù nhà nước thắt chặt lại hình thức cho vay đó bằng cách cho tăng lãi xuất vay với bất động sản thì hiện tại và tương lai gói dịch vụ cho vay kiểu này hoặc hình thức vay này được cải tổ và biến tướng dưới nhiều hình thức mà là chủ yếu mà nhà nước không thể kiểm soát được thậm chí càng thắt chặt lại càng phát tướng và cuối cùng khổ nhất vẫn là người dân và doanh nghiệp thực sự cần vốn để kinh doanh.

Vì vậy mọi chính sách đưa ra đều cần được đảm bảo thực hiện  bằng luật pháp nếu các đối tượng điều chỉnh mà vi phạm thì phải có chế tài của pháp luật và phải được áp dụng  chế tài đó công khai, minh bạch về quyền và nghĩa vụ chứ như hiện nay thắt chặt tín dụng với bất động sản mà ta chỉ cần làm một cuộc kiểm tra nho nhỏ thôi thì "than ôi" con số và hồ sơ cho vay cá nhân thì chiếm đến 80% là cho vay mua nhà hoặc ô tô, tiêu dùng cá nhân, còn các doanh nghiệp muốn vay để kinh doanh đầu tư cho sản xuất thì hầu như không có. Vây thì lỗi tại đâu? Hai chữ "lợi nhuận" khi cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã nói lên tất cả - Nếu ta càng thắt chặt thì tiêu cực trong dịch vụ cho vay càng biến tướng và phát tướng đó là  thực tế và rất khách quan.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tìm và giải ngân vốn rẻ cho doanh nghiệp
  • Năm 2012 sẽ là 'ngày tận thế' của Thị trường chứng khoán?
  • Ngân hàng Trung ương - Cuộc chơi trở nên phức tạp hơn (P2)
  • Đồng USD đang mất dần vai trò “bến an toàn”
  • Nỗ lực kiềm chế lạm phát
  • Kịch bản nào cho đô thị Đà Nẵng?
  • Bất động sản 2011 'đi' theo hướng nào trong bão lạm phát?
  • Nợ công của Trung Quốc là bao nhiêu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!