Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thỏa thuận lãi suất: Ngân hàng “cười”, DN “mếu”!

tinkinhte.com
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet).
Việc Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện cơ chế thỏa thuận với khách hàng cho các khoản vay tín dụng trung và dài hạn được coi là một bước ngoặt đối với thị trường tín dụng trong năm 2010.  

Trong lúc các ngân hàng kỳ vọng vào cơ chế mới thì nhiều doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu vay vốn đang phải đau đầu tính toán, cân đối bài toán thu, chi.

Doanh nghiệp: Không vay không được

Ông Trần Công Nghiệp, Giám đốc Công ty thép Minh Sơn cho biết, công ty đang có hợp đồng đến thời điểm đáo hạn với ngân hàng. Nhân viên ngân hàng vừa mời đại diện công ty đến làm việc để thỏa thuận việc nâng lãi suất “cho phù hợp với cơ chế mới của Ngân hàng Nhà nước”. Ông Nghiệp lo lắng: “Nói là thỏa thuận, nhưng thực ra là chấp thuận theo mức lãi suất phía ngân hàng đưa ra. Dự án đang triển khai, chúng tôi không chấp thuận thì lấy đâu tiền mà trả nợ?”

Trong khi đó, ông Nguyễn Vũ Văn Mạnh, chuyên kinh doanh hàng đông lạnh chia sẻ: Để đầu tư phát triển, doanh nghiệp phải vay vốn với thời gian ít nhất là 2 năm, lãi suất chấp nhận được là 13%/năm, vì lãi suất thường chiếm 30%-40% lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải chi rất nhiều khoản khác. Nếu ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay từ 16%/năm trở lên thì doanh nghiệp khó có tỷ suất lợi nhuận cao. “Nhưng nếu không vay thì cũng chẳng còn cách nào khác, ngân hàng nắm đằng chuôi mà,” ông Mạnh than thở.

Nhiều doanh nghiệp nhận định, trước đây, trường hợp khách hàng vay trung, dài hạn để đầu tư sản xuất kinh doanh, ngân hàng phải áp lãi suất không quá 150% so với lãi suất cơ bản 8% một năm (tức là 12%/năm). Tuy nhiên, trên thực tế do thiếu vốn và phải huy động với chi phí cao, các ngân hàng đều tìm cách lách luật, cộng thêm phí, đẩy lãi suất doanh nghiệp thực trả cao hơn nhiều so với trần 12% một năm. Nhiều doanh nghiệp bị ám ảnh bởi chuyện ngay cả khi được vay theo lãi suất trần vẫn phải bấm bụng chi thêm nhiều thứ phí không rõ ràng khác.

Giờ, với cơ chế “thỏa thuận” mới, nhiều doanh nghiệp lại càng lo lắng hơn khi chi phí vốn bị đẩy lên cao, cộng thêm việc giá điện, giá xăng tăng… cũng sẽ khiến giá thành sản xuất tiếp tục bị đội lên, khó khăn lại càng chồng chất!

Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty Hải Vân (chuyên kinh doanh ống nước) cho biết, với mức lãi suất cho vay 16-17%/năm, doanh nghiệp khó mà chịu đựng nổi, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Áp lực lãi suất vay cao đang đẩy về phía các doanh nghiệp.

Trước tình hình đó, thậm chí một số doanh nghiệp đang có kế hoạch chuyển sang vay USD với lãi suất khoảng 5%/năm, bởi theo tính toán vẫn có lợi hơn vay VND.

Thỏa thuận có thực theo thị trường?


Theo một số ngân hàng, việc áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận là phù hợp với quy luật thị trường. Nhờ đó, các ngân hàng sẽ có sự cạnh tranh về lãi suất cho vay, chất lượng phục vụ. Ngân hàng nào có giá vốn thấp sẽ cho vay với lãi suất thấp. Và khi đó, khách hàng nào càng có hệ số tín nhiệm cao (trả nợ đúng hạn, quan hệ lâu dài…) sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn.

Mặt khác, cơ chế  thỏa thuận cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp rộng đường tìm các ngân hàng giá rẻ nhất, ngân hàng cũng dễ tiếp cận được các doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường trên thị trường vốn tín dụng.

Phó Tổng Giám đốc một ngân hàng cổ phần cho hay: Công ty con của ngân hàng vẫn thực hiện thu phí đối với các khoản vay nhưng vừa làm vừa "run" vì nếu bị “tố” thì thanh tra ngân hàng sẽ vào cuộc. Vì vậy, việc được thỏa thuận lãi suất cho vay sẽ giúp ngân hàng có thể thực hiện tất cả các việc trên một cách công khai!

Đứng ở góc độ khác, một chuyên gia kinh tế nhìn nhận, ngân hàng chỉ chờ quy chế thỏa thuận này để tăng lãi suất và họ không có lý do gì để không thực hiện ngay trong những ngày tới, khi ngân hàng đang nắm tiền còn doanh nghiệp thì đói vốn.

Nhiều ý kiến còn lo ngại một cuộc đua lãi suất mới sẽ nóng ngay trong những ngày tới đây và lần này có thể còn căng thẳng hơn năm 2008 vì được “thỏa thuận”. Ngân hàng sẽ mặc nhiên “mặc cả” với doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp thì phải “ngậm bồ hòn” vì nếu ngoảnh mặt với ngân hàng, đồng nghĩa với việc họ tự đặt dấu chấm hết cho công việc kinh doanh của mình!

Chính vì vậy, chuyên gia ngân hàng, tiến sĩ Nguyễn  Đại Lai cho rằng ngân cần phải đề phòng tình trạng một số ngân hàng có thể liên kết độc quyền, nâng giá lên làm cho người đi vay bị thiệt hoặc dùng vốn trung và dài hạn biến tướng ra thành đầu cơ tài chính.  

Đồng tình với quan điểm này, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cho hay, các ngân hàng thương mại phải nâng cao một bước hiệu quả quản lý, kiểm soát dòng vốn. Bởi với cơ chế mới, chi phí vốn tăng làm giá thành hàng hóa, dịch vụ tăng, mặt bằng giá cả nâng lên, tạo thêm áp lực kiểm soát lạm phát. Càng đáng ngại hơn nếu dòng vốn lại đổ vào những dự án kém hiệu quả, cung tiền tăng lên nhưng hàng hóa không tăng tương ứng, ngân hàng cũng khó thu hồi nợ.  

Ông Kiêm nhấn mạnh: “Mặc dù được thỏa thuân, nhưng mặt bằng lãi suất cho vay cũng chỉ nên tối đa là 16%/năm, nếu vọt lên tới 18%-20% mỗi năm thì sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế”./.
 
Minh Thúy (Vietnam+)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tháng 3, giới đầu cơ lấy lại “vô lăng” từ khối ngoại?
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • Có nên bỏ lãi suất cơ bản?
  • Mỹ sẽ áp thuế chống trợ cấp đối với đồng Nhân dân tệ?
  • Triển vọng FDI khi kinh tế phục hồi
  • Ai thực sự đang mua nhiều vàng nhất?
  • Lợi nhuận ngân hàng: Chưa dám kỳ vọng cao
  • Điểm nhấn thu hút đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!