Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tin kinh tế tài chính nổi bật Việt Nam và thế giới tuần 10 -15/05/2010

Tiền tệ - Lãi suất

Doanh nghiệp tăng vay USD: Nguy cơ "sóng" ở thời điểm trả nợ

Thông thường, sự lên giá của USD so với VND chủ yếu do sự mất giá của VND, phần vì lạm phát, phần vì nhập siêu. Hai nguyên nhân chính này vừa được "hâm nóng", nhưng thị trường USD dường như vẫn "cách nhiệt". Mấy ngày gần đây, giá USD được các ngân hàng thương mại bán ra tăng nhẹ là do ngoại tệ này đang lên giá trên thị trường thế giới. Mặc dù vậy, đã có cảnh báo về sự tái "sốt" của USD trong thời gian tới.
 

 

Thêm một phen 'náo loạn' thị trường tiền tệ trong nước

Từ cuối tuần trước, thị trường ngoại tệ đã bắt đầu tăng giá trở lai. Nhưng đa số mọi người đều nghĩ, đây chỉ là điều chỉnh nhỏ, bình thường của thị trường. Tuy nhiên, từ đầu tuần, giá USD bắt đầu tăng dữ dội. Sau gần nửa năm bình lặng, thị trường ngoại hối được một phen náo loạn.
 

USD tăng giá dữ dội

Giá USD đã liên tục tăng vọt, sáng 13/5 loại ngoại tệ này tăng tới 100 đồng/USD- mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay.

 

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm nhẹ

Trong tháng 4/2010, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm nhẹ so với các tháng trước đó, lượng ngoại tệ dồi dào đã khiến có thời điểm giá USD trên thị trường tự do thấp hơn các ngân hàng thương mại.

EUR/USD: tăng trưởng ngoài dự báo

1. Đồng bạc xanh tiếp tục lên giá song hành cùng thị trường chứng khoán.

Thị trường vàng

Quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm của Việt Nam giảm mạnh

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm của Việt Nam tháng 3/2010 đạt 19,2 triệu USD, tăng 55,3% so với tháng 2/2010 nhưng giảm 98,2% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm quý I/2010 đạt 49,6 triệu USD, giảm 98% so với cùng kỳ, chiếm 0,34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước quý I/2010.

 

Chưa hình thành trạng thái bong bóng đối với giá vàng

Giá vàng không ở trong tình trạng bong bóng nhưng nỗi lo về lạm phát, gia tăng nợ công và sức nặng của đồng đôla Mỹ tác động đến tâm lý giới đầu tư. Họ tìm đến vàng như một công cụ phòng vệ và điều này dẫn đến giá vàng tăng cao liên tục thời gian qua. Đó là phát biểu của John Doody, người lập ra trang web Gold Stock Analyst.
 

Thị trường vàng thế giới gặp bão chốt lời

Trong khi dầu tăng giá trở lại thì thị trường vàng lại chịu nhiều sức ép do giới đầu tư ồ ạt bán ra chốt lời.

Vàng lập kỷ lục mới của mình

Giá vàng tăng mạnh, lập kỷ lục mới trong phiên giao dịch New York đêm qua. Vàng trở thành nhu cầu đầu tư trú ẩn an toàn nhất trước tình hình nợ tại châu Âu.

Giá vàng vẫn lao lên với mức tăng cao ngất

Thêm một kỷ lục cao mới về giá vàng đã được lập trong phiên giao dịch đêm qua trên sàn Comex New York. Giá vàng giao sau đã lên mức cao mọi thời đại mới là 1.247,7 USD/ounce.

Vẫn còn thời gian để đầu tư vào vàng

Lo ngại về gói cứu trợ 1 nghìn tỷ USD của châu Âu sẽ gây ra lạm phát, giới đầu tư quay trở về với vàng để tìm kiếm sự an toàn.

Thị trường bất động sản

Rủi ro bong bóng tài sản tại Trung Quốc tăng áp lực cho khủng hoảng nợ

Lạm phát và giá nhà đất tăng chóng mặt gây sức ép lớn cho các nhà hoạch định chính sách phải tăng lãi suất và định lại giá trị đồng nhân dân tệ (NDT). Giới kinh tế quan ngại những biện pháp thắt chặt dòng chảy tín dụng của Bắc Kinh sẽ gián tiếp gây áp lực tới vùng bão khủng hoảng nợ công châu Âu.

Địa ốc khuyến mãi tìm khách

Mua nhà trúng tivi, trúng tủ lạnh, trúng vàng, trúng xe, thậm chí là mua nhà trúng nhà… Chưa bao giờ khách hàng địa ốc lại được “o bế” như hiện nay, cũng chưa bao giờ thấy thị trường địa ốc lại rầm rộ khuyến mãi như thế.

Tiềm năng bất động sản du lịch Cần Thơ

Ngay sau khi cầu Cần Thơ được chính thức khánh thành vào cuối tháng 4 vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.Cần Thơ đã có sự chuyển động rõ rệt, đặc biệt là BĐS du lịch. Hiện tại, BĐS du lịch Cần Thơ đang trong tình trạng cung không đủ cầu.

Đất phía tây Hà Nội sốt giá mới?

Thông tin đường Láng - Hòa Lạc sắp đưa vào sử dụng cùng ý tưởng trục Thăng Long được lập trong đề án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội có thể thành hiện thực đã được các đầu nậu lợi dụng thổi giá đất vùng ven phía tây Hà Nội tăng chóng mặt, kể cả đất nông nghiệp.


Chứng KhoánViệt Nam
"Cổ phiếu ngoại" đuối sức, vì sao?

Nếu như thời điểm mới chào sàn cách đây vài năm, nhóm cổ phiếu của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là "hàng hot", được NĐT săn lùng, thì nay đang ở thái cực ngược lại, bởi so với mức giá ngày chào sàn, thị giá 100% cổ phiếu ngoại đã có sự sụt giảm mạnh, giá nhiều cổ phiếu thấp hơn mệnh giá và dưới giá trị sổ sách. Kèm theo đó, khối lượng và giá trị giao dịch cũng ở mức rất thấp so với mặt bằng chung. Những người trong cuộc lý giải ra sao về tình trạng này?

Blue-chip đã hết thời?

Trong khi cổ phiếu blue-chip vẫn “giậm chân tại chỗ” thì cổ phiếu hạng trung và thị giá thấp lại liên tục tạo sóng. Nhóm cổ phiếu này được dự đoán sẽ tiếp tục là tâm điểm của tháng 5.

Giải mã cổ phiếu lỗ liên tục tăng giá

VSP, MTG, MHC, VKP… có những biến động về kết quả kinh doanh và tin tức khác thường khiến thay đổi giá của các cổ phiếu này cũng đặc biệt.

Ai bảo vệ cổ đông?

Quyền lợi của cổ đông, nhất là cổ đông nhỏ, đang phải trông chờ vào sự chính trực của hội đồng quản trị và ban giám đốc, thường là các cổ đông lớn. Tuy nhiên, sự chính trực là thứ không dễ tìm thời nay.

Tâm lý NĐT xấu có thể kéo thị trường tiếp tục giảm

Theo tính toán của FPTS, áp lực giải chấp có thể sẽ khiến lượng cung tiếp tục gia tăng trong những phiên giao dịch tới. Kết quả tất yếu là thị trường tiếp tục sụt giảm. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá các yếu tố vĩ mô tích cực sẽ hỗ trợ thị trường không bị giảm sâu.

Cổ phiếu tăng sẽ nóng rớt giá, cổ phiếu “cơ bản” sẽ lên ngôi

Thị trường chứng khoán thế giới vừa trải qua những biến động lớn với Down Jones đã có lúc giảm tới 9% trong vài tiếng đồng hồ để rồi sau đó lại tăng lên tới 5%. Các tin tức về khủng hoảng nợ của Hy Lạp và việc giải cứu liên tục được cập nhật đã ảnh hưởng lớn tới sự biến động của thị trường chứng khoán thế giới.

Chứng khoán thế giới

Bất chấp phố Wall tuột dốc, chứng khoán châu Á mở phiên tăng điểm

Thị trường chứng khoán khởi động phiên hôm nay (12/3) với xu hướng tăng, dẫn đầu là cổ phiếu các hãng sản xuất ô tô sau khi Toyota Motor Corp. và Isuzu Motors Ltd. dự đoán mức lợi nhuận tăng.

Phố Wall bùng nổ, Dow Jones tiến sát 11.000 điểm

Chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm mạnh nhất trong hơn 1 năm sau khi EU và IMF đồng ý chi 1.000 tỷ USD giải cứu khủng hoảng nợ công ở châu Âu.

Bất ổn thị trường chứng khoán, sóng carry trade thoái trào

Mặc dù sóng gió trên các thị trường tài chính cuối tuần qua được quy kết cho một lỗi trong hệ thống giao dịch giao dịch điện tử, sự sợ hãi không chỉ là ảo giác.

Chứng khoán châu Âu tăng mạnh nhất trong năm sau chuỗi ngày u ám

Cứng khoán châu Âu mở phiên đầu tuần màu xanh sau khi ấn định mức thấp 18 tháng. Gói cứu trợ trị giá gần 1 nghìn tỷ USD nhằm ổn định thị trường chứng khoán toàn cầu đang kích thích tâm lý giới đầu tư tại đây.

Trái phiếu Nhật có thể giảm do quỹ ứng khẩn cấp của EU, đồng yên suy yếu

Trái phiếu Nhật có thể giảm ngày thứ 2 do các lãnh đạo EU đang dần đi đến thỏa thuận cho khoản vay khẩn nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính của Hy Lạp đang lây lan, hạn chế nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ như là nơi trú ẩn an toàn.

Tin tài chính - ngân hàng

Cho vay tiêu dùng: Cửa nhỏ càng thêm hẹp

Chịu mức lãi suất (LS) cho vay cao nhất trên thị trường và gánh thêm rủi ro biến động không ngừng của LS thị trường, cho vay tiêu dùng vốn khó phát triển ngày càng bị thu hẹp khi LS tăng cao.

Vòng vèo chuyện bán đấu giá "bèo" vốn nhà nước

Những ngày này, dư luận cán bộ và người dân tỉnh Tiền Giang đang xôn xao về chuyện phần vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần du lịch đã được bán với giá 7,56 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm tăng 12,8%

Theo Bộ Tài chính, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 4-2010 tăng 2.400 tỷ đồng so với mức thực hiện tháng trước. Như vậy, trong 4 tháng đầu năm 2010, tổng thu NSNN ước đạt 158.800 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2009.
 

Trên 15 nghìn tỷ đồng bội chi ngân sách 4 tháng đầu năm

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước tính đến 15/4 ước bằng 29,2% dự toán cả năm, tương ứng đạt khoảng 135 nghìn tỷ đồng; chi ngân sách ước bằng 25,8% và đạt 150,2 nghìn tỷ đồng.

Tin tài chính thế giới

Mỹ chưa tìm ra nguyên nhân của ‘ngày thứ 5 kinh hoàng’

Buổi điều trần của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) trước Quốc hội nước này chưa thể làm sáng tỏ nguyên nhân khiến chỉ số Dow Jones sụt gần 1.000 điểm chỉ trong vòng 27 phút của phiên giao dịch ngày 6/5.

Cục Dụ trữ Liên bang Mỹ sẽ bị điều tra toàn diện

Thượng viện Mỹ ngày 11/5 đã bỏ phiếu về một loạt đề xuất sửa đổi đối với Dự luật Cải cách tài chính, văn kiện do đảng Dân chủ chấp bút và được xem là cuộc cải cách toàn diện nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái những năm 30 của thế kỷ trước.

Giải cứu nợ châu Âu: Tiền không hẳn là “thần dược”

“Gói tiền 750 tỷ EUR có thể tạo ra con sóng lớn thế nào và đồng EUR sụt giảm là điều không sai”, đây là lời bình luận mà ông Markus Krygier, giám đốc công ty quản lý tài sản Amundi, London đã đưa ra sau vài giờ lãnh đạo Liên minh châu Âu công bố gói cứu trợ Hy Lạp.

 

“Virut” Hy Lạp sẽ gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ

Hiện nay, “virus nợ” Hy Lạp vẫn đang không ngừng ăn mòn nền kinh tế toàn cầu và “cơ thể” của thị trường tài chính, không chỉ có Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha bị rơi vào “thảm họa” này, các nhà phân tích còn cảnh báo, thậm chí ngay cả Mỹ, bên kia Đại Tây Dương cũng có thể bị ảnh hưởng.

Quỹ đầu cơ châu Âu tìm sang châu Á

Các nhà quản lý quỹ đầu cơ tại nhiều thành phố của Liên minh châu Âu (EU) đang dự tính chuyển văn phòng sang Hồng Kông, Singapore hoặc Thụy Sĩ do lo ngại EU áp luật lệ mới gây bất lợi cho hoạt động của họ.

Phân tích nhận định

BRIC hợp sức vẫn không thể lung lay vị trí của đồng USD

Tập đoàn dịch vụ tài chính Mỹ The Motley Fool hôm thứ Ba (12/5) có công bố một bản báo cáo cho biết, bộ tứ BRIC đã trở thành một nhánh sức mạnh có ảnh hưởng quan trọng trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, nhưng theo thực lực hiện nay, 4 nước này dù có hợp sức cũng không thể lung lay vị trí tiền tệ dự trữ quốc tế chủ yếu của đồng USD.

Giao dịch tài chính phái sinh: Nguy cơ mới với kinh tế thế giới

Nếu như sau khủng hoảng tài chính 2007-2008, nhiều nhà kinh tế đã phân tích tác hại của tài chính cơ cấu, thì rủi ro từ các giao dịch tài chính phái sinh đang là chủ đề quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

‘Virus’ Hy Lạp sẽ lây lan đến đâu?

Nỗi lo sợ đang bao trùm thị trường tài chính toàn cầu khi giới phân tích dự đoán, “con virus nguy hiểm” từ khủng hoảng nợ của Hy Lạp có thể làm “trật đường ray” công cuộc hồi phục kinh tế toàn cầu.

Tái cơ cấu tổng thể

Những dự báo về giá cả và lạm phát luôn là vấn đề nóng được xã hội quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp.

Bập bênh lãi suất đôla Mỹ – tiền đồng

Lãi suất tiền gửi và cho vay đang có xu hướng có lợi cho người gửi và người vay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dư nợ huy động và cho vay bốn tháng đầu năm chậm so cùng kỳ, cũng như việc đổ xô vào vay USD có thể gây căng thẳng trên thị trường tiền tệ trong thời gian tới.

Tin công nghiệp

Ngành chế biến gỗ lại gặp khó

Một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ cho biết họ đang gặp khó khăn do giá gỗ nguyên liệu trong nước và ngoại nhập tăng khá cao, khan hiếm nguồn cung.

Brazil phát hiện mỏ dầu trữ lượng 4,5 tỷ thùng

Ngày 12/5, Tập đoàn dầu khí Petrobras của Brazil thông báo đã phát hiện một mỏ dầu ở khu vực nước sâu có trữ lượng khoảng 4,5 tỷ thùng.
 

Sắt thép các loại nhập khẩu tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2009

Theo số liệu thống kê, Việt Nam đã nhập khẩu  706,2 nghìn tấn sắt thép các loại trong tháng 3/2010, đạt 462,5 triệu USD chiếm 6,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 60,79% về lượng và 39,59% về trị giá so với tháng 2/2010, tăng 4,85% về lượng và 23,63% về trị giá so với tháng 3/2009, nâng tổng kim ngạch 3 tháng đầu năm lên 1,7 triệu tấn đạt 1,1 tỷ USD tăng 21,63% về lượng và tăng 35,28% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009.

Ngành thép Trung Quốc sẽ đối mặt với khó khăn lớn trong nửa cuối năm

Tập đoàn thép hàng đầu Trung Quốc là Baosteel nhận định, 6 tháng cuối năm nay, ngành thép lớn nhất thế giới có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi lĩnh vực bất động sản và đầu tư tài sản cố định đang tiềm ẩn nguy cơ suy thoái.

Quí I/2010, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam tăng trưởng

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt nam trong tháng 3/2010 đạt 80,6 triệu USD chiếm 1,9% kim ngạch của cả nước, tăng 77,50% so với tháng 2/2010 và tăng 61,70% so với tháng 3/2009, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong Quí I/2010 đạt 178,2 triệu USD, tăng 35,88% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ và Canada tăng hơn 500% so với cùng kỳ

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của cả nước đạt gần 100 triệu USD, tăng hơn 100% cả về khối lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm 2009.

Cá tra tắc đường vào Nga

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương, từ đầu năm 2010 đến nay xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga bị tạm hoãn do nước này thay đổi các chính sách nhập khẩu và áp lực bảo hộ ngành đánh bắt cá trong nước.

Cà phê thua lỗ do trăm người bán, vài người mua

Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - ca cao, hiện Việt Nam đang rơi vào tình trạng có quá nhiều người bán cà phê, trong khi chỉ vài người mua. Điều này khiến xuất khẩu bị động, thua lỗ.

Dệt may: càng xuất khẩu càng lỗ

Việc ký các đơn hàng đầy ắp từ đầu năm đến nay đã khiến dệt may nhanh chóng xếp thứ 4 trong nhóm 6 mặt hàng xuất khẩu đã đạt kim ngạch trên 1 tỉ đô la Mỹ (ước đạt 3,04 tỉ đô la qua 4 tháng, tăng 18,9% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, nghịch lý là ở chỗ, các doanh nghiệp xuất khẩu không vì thế mà hào hứng vì càng xuất khẩu được nhiều thì nguy cơ lỗ càng cao.

Xuất khẩu sản phẩm từ cao su quý I/2010 tăng trưởng mạnh

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam tháng 3/2010 đạt 22,9 triệu USD, tăng 66,9% so với tháng 2/2010 và tăng 98,4% so với cùng tháng năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hoá chất quý I năm 2010 tăng 40,18%

Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hoá chất tháng 3/2010 đạt trên 33,23 triệu USD tăng 67,52% so với tháng 2/2010, tăng 45,36% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hoá chất ba tháng đầu năm 2010 lên hơn 79,07 triệu USD tăng 40,18% so với ba tháng năm 2009.

Xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam quý I/2010 giảm về lượng nhưng tăng về trị giá

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam tháng 3/2010 đạt 12 nghìn tấn với kim ngạch 17 triệu USD, tăng 67,6% về lượng và tăng 62,4% về trị giá so với tháng 2/2010, giảm 10,1% về lượng nhưng tăng 11% về trị giá so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng lượng xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam quý I/2010 đạt 27,8 nghìn tấn với kim ngạch 39,6 triệu USD, giảm 18,8% về lượng nhưng tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 0,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước quý I/2010.

Vật liệu xây dựng bị sức ép tăng giá trong quý 2

Theo dự báo, sang quý 2, giá thép trên thế giới và trong nước tiếp tục tăng do nhu cầu cao và khan hiếm nguồn nguyên liệu. Trong khi đó, giá ximăng chỉ tăng nhẹ do cung vẫn vượt cầu.

Đề nghị giảm thuế vật liệu xây dựng

Hội Vật liệu xây dựng (VLXD) vừa có đề nghị Chính phủ xem xét cho giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% cho mặt hàng VLXD để đối phó với tình trạng giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.

Thời sự trong nước

Đa dạng sinh học rừng tại Đắk Lắk suy giảm

Các khu rừng đặc dụng ở Đắk Lắk đang bị suy giảm đa dạng sinh học. Một số loài động thực vật đang có nguy cơ biến mất do bị tác động con người và sự biến đổi môi trường.

Hải Phòng phấn đấu trở thành thành phố công nghiệp hiện đại

Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, nước ta phấn đấu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, riêng Hải Phòng phải phấn đấu đạt sớm hơn mục tiêu đó.

TP.HCM: Hướng đến trung tâm tài chính quốc tế

TPHCM được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm tài chính (TTTC) của cả nước và khu vực. Để sớm đạt được mục tiêu này, TPHCM cần có nhiều bước chuyển mình và đột phá hơn nữa.
 

Phú Quốc - Thành phố biển đảo, trung tâm du lịch-dịch vụ cao cấp

Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) sẽ trở thành khu kinh tế - hành chính đặc biệt; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế và định hướng còn là trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực.

Thời sự quốc tế

Mỹ hối thúc EU mạnh tay kiềm chế khủng hoảng nợ

Lo ngại sự phục hồi mong manh của kinh tế Mỹ có thể bị chệch hướng do cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama gia tăng hối thúc các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tiến hành các biện pháp mạnh để kiềm chế khủng hoảng đang có nguy cơ lan rộng.

Mỹ tìm lại sự cân bằng

Nước Mỹ đang chứng kiến một sự đổi thay lớn lao chưa từng có: thoát ra khỏi tiêu thụ và nợ nần để hướng đến xuất khẩu và tiết kiệm - một sự thay đổi chắc chắn sẽ tác động đến các nền kinh tế khác ở những cấp độ khác nhau.

Quan sát chiến lược toàn cầu mới của Mỹ

Nỗi lo về sự lan rộng của khủng hoảng nợ Hy Lạp đã khiến đồng EUR sụt giảm xuống mức thấp nhất trong chưa đầy một năm. Theo một số nhà quan sát quốc tế hiện nay, đây chính là điều mà Mỹ muốn nhìn thấy, bởi vì, từ khi đồng EUR ra đời đến nay, ngôi vị bá chủ tài chính toàn cầu của Mỹ thực sự đã bị thách thức.

Mỹ sẽ gây sức ép cho chính sách bảo hộ mới của Trung Quốc

Hãng thông tấn Reuters ngày 10/5 đưa tin, trước thềm khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung Quốc – Mỹ trong tháng này tại Bắc Kinh, Mỹ đang gây sức ép cho Trung Quốc, hy vọng quốc gia này thu hồi chính sách sáng tạo công nghệ gây nhiều tranh cãi của mình.

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng nhanh hơn dự báo

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các nhà kinh tế dự báo, bởi sự hồi phục của kinh tế toàn cầu thúc đẩy xuất khẩu, giúp toàn khu vực vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ Hy Lạp, đẩy mạnh chi tiêu.

Các quỹ đầu cơ châu Âu tìm đường sang châu Á

Các nhà quản lý quỹ đầu cơ (hedge fund) tại nhiều nước ở EU đang tính chuyện chuyển văn phòng sang Hong Kong, Singapore hoặc Thụy Sĩ do lo ngại EU áp những những luật lệ mới gây bất lợi cho hoạt động của họ.

Kinh tế Đức tăng trưởng vượt dự báo

Đức, nền kinh tế lớn nhất ở khu vực châu Âu, đã gây bất ngờ khi báo tăng trưởng 0,2% trong quý 1/2010. Trước đó, nhiều nhà phân tích đã cho rằng, GDP của Đức không thể nhích lên trong 3 tháng đầu năm nay và chỉ đạt mức tăng 0%.

Tổng thống Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh quy mô lớn

Trang web Điện Kremlin 7 - 5, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo về khả năng bùng nổ một cuộc chiến tranh quy mô lớn trên thế giới.

Trung Quốc-Arập: Xây dựng "Con đường Tơ lụa" mới

"Con đường tơ lụa" huyền thoại từng nối liền Trung Quốc và thế giới Arập cách đây 2.000 năm là một trong những tuyến đường thương mại lớn nhất thời kỳ cổ đại, minh chứng rõ ràng nhất cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa.

Trung Quốc tập trung chiến lược đầu tư vào Mỹ

Mặc dù Bộ Tài chính Mỹ tạm thời rút lại “đe dọa” chỉ trích Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và căng thẳng tiền tệ mới đây giữa Washington và Bắc Kinh đã dịu lại, song mối quan hệ Mỹ - Trung vẫn khó có khả năng ổn định và dự đoán được.

Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trội so với các nền kinh tế mới nổi

Kinh tế Nhật Bản đang tăng trưởng chủ yếu nhờ cải thiện các điều kiện kinh tế ở nước ngoài mặc dù tại đó, Nhật Bản vẫn chưa đủ lực để hỗ trợ sự phục hồi duy trì tự lực theo nhu cầu riêng trong nước, theo biên bản từ cuộc họp chính sách diễn ra trong hai ngày của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm 10/5.

Ấn Độ và “thế tam quốc”

Không chỉ mong muốn Ấn Độ trở thành thành một đối tác quan trọng về quân sự, chính trị mà Mỹ còn kỳ vọng Ấn Độ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cân bằng về kinh tế mang tính chiến lược trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 


 

 

 


 

 

 

 

 


 

 

 

 

 


 

( Tinkinhte.com tổng hợp )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • BRIC hợp sức vẫn không thể lung lay vị trí của đồng USD
  • Giao dịch tài chính phái sinh: Nguy cơ mới với kinh tế thế giới
  • ‘Virus’ Hy Lạp sẽ lây lan đến đâu?
  • Tái cơ cấu tổng thể
  • Bập bênh lãi suất đôla Mỹ – tiền đồng
  • Cái giá của những công trình chậm trễ
  • “Chợ chiều” bảo hiểm rủi ro tỷ giá
  • Kiềm chế lạm phát, hạ lãi suất, giảm bội chi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!