Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vay vàng: rủi lớn, may nhiều

Do giá vàng đang ở vùng đỉnh nên cơ hội lãi kép cho người vay vàng rất dễ xảy ra

Lãi suất vay vốn thỏa thuận bằng tiền đồng (VNĐ)hiện tại khoảng 17%/năm, cao gấp 3 lần so với vay bằng vàng. Do lãi thấp nên tín dụng vàng đang tỏ ra khá hấp dẫn. Tuy nhiên, do giá vàng biến động thất thường nên luôn hàm chứa rủi ro nhưng cũng tạo ra cơ hội thu lãi kép cho người vay.

Lãi suất quyến rũ, hàm chứa rủi ro

Trên địa bàn TPHCM, hiện có nhiều ngân hàng sử dụng nghiệp vụ tín dụng cho vay vàng. Tại Eximbank, thế chấp nhà vay vàng lãi suất 6%/năm, trong khi vay VNĐ lãi suất 1,5%/tháng (18%/năm). Còn tại ACB, thế chấp nhà vay vàng lãi suất là 5,5%/năm (trong khi vay VNĐ là 16%/năm), kỳ hạn vay tối đa 7 năm, thanh toán phân kỳ theo tháng, lãi tính trên dư nợ giảm dần... Mặc dù lãi suất vay vàng rất quyến rũ nhưng nó luôn hàm chứa rủi ro cho khách hàng, bởi 3 nguyên nhân chính như sau:

1- Giá vàng trong nước thường bị ảnh hưởng lớn bởi sự biến động của giá vàng thế giới. Từ khi khủng hoảng xảy ra, kinh tế nhiều nước bị sa sút, đồng tiền giấy mất giá trị mạnh, nhiều người quay sang tích trữ vàng với hy vọng bảo toàn vốn, làm cho giá vàng tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Mặc dù đã giảm nhiệt nhưng hiện tại giá vàng vẫn quanh quẩn ở vùng đỉnh. Lúc 9 giờ ngày 2-3, giá vàng thế giới nằm ở mức 1.117 USD/ounce, tăng 55 USD so với mức đáy nhỏ cách nay 3 tuần, theo đó giá vàng trong nước cũng biến động theo.

2- Để có vàng bán trong nước, các doanh nghiệp phải nhập khẩu vàng từ nước ngoài, thanh toán bằng USD. Do cung cầu mất cân đối nên từ nhiều năm nay tỉ giá USD trên thị trường luôn tăng. Sau khi đã điều chỉnh tăng giá gần 10% trong thời gian qua, đồng thời áp dụng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng, hiện tại áp lực ngoại tệ trên thị trường đã giảm xuống.


Vay vàng, lãi suất thấp, rủi ro nhiều nhưng cũng có cơ hội thu lãi képẢnh: H.Thúy

Tuy nhiên, về lâu dài, do tình hình xuất khẩu, kiều hối và đầu tư nước ngoài còn khó khăn nên khả năng cung cầu ngoại tệ vẫn còn nan giải. Bởi vậy, nếu không hạn chế được nhập siêu thì khả năng tăng giá USD trên thị trường luôn thường trực. Khi tỉ giá USD tăng thì dù giá vàng thế giới ổn định, giá vàng trong nước cũng phải tăng lên, tạo ra rủi ro cho người vay nợ bằng vàng.

3- Do cơ chế quản lý kinh doanh và đầu tư vàng trong nước chưa chặt chẽ nên dễ sinh ra những con “sóng” lớn, tạo ra nhu cầu giả, đẩy giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới. Đặc biệt, có những khi các nhà đầu cơ lớn “bắt tay” với nhau làm cho thị trường vàng vật chất trở nên khan hiếm, giá tăng cao quá đáng, làm cho nhiều người mua “ăn theo” bị thiệt hạilớn.

Cơ hội lãi kép

Trong nguyên tắc hoạt động kinh tế, những lĩnh vực rủi ro cao thường gắn với cơ hội thu lãi lớn. Do giá vàng đang ở vùng “đỉnh” nên cơ hội lãi kép cho người vay vàng là dễ khả thi, miễn là vay (rồi bán lấy tiền) và mua để thanh toán nợ đúng thời điểm. Theo cách tính thông thường, lãi tín dụng vay VNĐ hiện đang cao hơn so với vay vàng 10%/năm và trong khoảng thời gian một năm, giá vàng thường có nhiều lần biến động với biên độ khá lớn. Ngày 3-12-2009, giá vàng thế giới lên mức 1.220 USD/ounce, đến ngày 6-2-2010 xuống còn 1.060 USD/ounce và giá vàng SJC trong nước cũng giảm từ 28,8 triệu đồng/lượng xuống còn 25 triệu đồng/lượng. Như vậy, nếu trong thời điểm giá cao, khách hàng vay vàng rồi bán lấy tiền sử dụng, khi vàng xuống lại mua vào để hoàn trả thì trong vòng hơn 2 tháng đã thu lãi kép khoảng 14,8% (trong đó 1,6% là tiền lãi dôi ra so với vay VNĐ và 13,2% là tiền lãi do vàng giảm giá).

Tuy nhiên, để đạt được mức lãi kép khá cao đó đòi hỏi người vay tiền phải có kiến thức tài chính tốt, có kinh nghiệm xử lý nợ hợp lý, biết giải ngân và tất toán hợp đồng đúng lúc. Hiện giá vàng thế giới đang ở vùng giá cao nhất mọi thời đại, kinh tế Mỹ và nhiều nước đã ổn định sau khủng hoảng nên giá vàng cũng khó tăng mạnh thêm. Vì vậy, khi lãi tín dụng VNĐ quá cao thì chiến lược vay vàng tỏ ra khá hiệu quả. Song để làm được việc này đòi hỏi người vay phải có bản lĩnh, kiến thức và kinh nghiệm.

(Theo Trần Phú Minh // Nguoilaodong Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đầu tư công nghệ: Đất vàng!
  • Thỏa thuận góp vốn đầu tư bất động sản: Những chiêu “trói” khách hàng lộ liễu
  • Thỏa thuận lãi suất: Ngân hàng “cười”, DN “mếu”!
  • Tháng 3, giới đầu cơ lấy lại “vô lăng” từ khối ngoại?
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • Có nên bỏ lãi suất cơ bản?
  • Mỹ sẽ áp thuế chống trợ cấp đối với đồng Nhân dân tệ?
  • Triển vọng FDI khi kinh tế phục hồi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!