Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam được đánh giá cao về ứng phó khủng hoảng

Các quốc gia Đông Á Thái Bình Dương đã không có đủ sức mạnh để chống lại cơn bão khủng hoảng tài chính vừa qua song đây là khu vực có sự chuẩn bị tốt hơn về mọi mặt để đối phó với cuộc khủng hoảng này. Trong đó, Việt Nam là quốc gia ứng phó tốt hơn cả.

 Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa được công bố sáng nay (10/12) đã chỉ ra.

 Theo đó, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ vào giữa năm 2007 đã trở lên trầm trọng hơn trong 6 tháng đầu năm 2008 khiến cho giá cả lương thực, nguyên nhiên vật liệu tăng vọt và giảm ngay sau đó.

Theo các chuyên gia của WB, tâm bão là các quốc gia phát triển song nó đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu. Thêm vào đó, sự thiếu lòng tin, sự tan rã của các thị trường tài chính và rút ngắn các khoản vay ngân hàng đã giáng một đòn mạnh vào đầu tư, sản xuất và thương mại, làm cho sự tăng trưởng toàn cầu đột ngột giảm mạnh sau khi tăng vọt vào những tháng đầu năm 2008. Hiện tại, Nhật Bản và châu Âu đã bắt đầu rơi vào suy thoái, và theo dự đoán Mỹ sẽ là quốc gia tiếp theo chuỗi domino này trong một thời gian ngắn sắp tới.

 Dự đoán cả Nhật Bản, châu Âu và Mỹ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề hơn trong năm 2009, khiến nhu cầu nhập khẩu suy giảm và lần đầu tiên trong một phần tư thế kỷ, khối lượng mậu dịch của toàn thế giới sẽ bị giảm sút.

 Tăng trưởng khu vực Đông Á thấp nhất trong 8 năm

 Mặc dù các quốc gia Đông Á được đánh giá là có sự chuẩn bị tốt hơn về mọi mặt khi bước vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ này, song những dư chấn của cuộc khủng hoảng này đối với khu vực Đông Á là không nhỏ.

 Tăng trưởng ở tất cả các quốc gia Đông Á, ngoại trừ Malaysia và Indonesia, đều đã chậm lại trước khi cuộc khủng hoảng đạt đến đỉnh cao vào giữa tháng 9 vừa qua. Bất kể những nỗ lực kích cầu trong nước tại nhiều quốc gia, tốc độ mở rộng kinh tế vẫn được xác định là sẽ tiếp tục chậm lại trong năm 2009, điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng chậm lại trong xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng. Hoạt động xuất khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi cầu giảm tại các thị trường phát triển.

 Theo dự báo, xuất khẩu cũng như luồng vốn vào đều giảm sút sẽ kìm hãm chi tiêu đầu tư. Tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp và trả lương thấp tăng, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm, trong khi mong muốn tiết kiệm gia tăng.

 Dòng kiều hối đến Đông Á cung được dự kiến sẽ chậm lại một cách đáng kể, tuy vẫn còn khả năng hồi phục hơn luồng vốn đầu tư. Nhìn tổng thể tốc độ tăng trưởng GDP ở khu vực Đông Á đang phát triển có khả năng giảm từ mức kỷ lục 10,5% năm 2007 xuống còn 8,5% năm 2008 và chỉ còn lại khoảng 6,7% vào năm 2009.

 Về ngắn hạn tăng trưởng GDP chậm lại được cho là sẽ “xóa sạch thành tựu về xóa đói giảm nghèo” tại khu vực Đông Á. Theo con số trong báo cáo, số người nghèo khu vực Đông Á sẽ vẫn tiếp tục giảm nhưng chỉ có 114 triệu người có khả năng thoát nghèo trong giai đoạn 2005 – 2009 thay vì con số dự kiến trước đây là 119,6 triệu người.

 Theo ông Vikram Nehru, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh tế và Xóa đói giảm nghèo, Phát triển khu vực Tài chính và Tư nhân, Chuyên gia Kinh tế trưởng Khu vực Đông Á (WB), quy mô của khủng hoảng kinh tế lần này đã lan rộng tới tất cả mọi ngóc ngách, ngõ hẻm trên toàn cầu và người nghèo chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất do tăng giá, với các quốc gia có độ mở kinh tế với thế giới càng lớn thì tác động càng nhiều.

 Việt Nam ứng phó tốt với khủng hoảng kinh tế

 Đánh giá của Chuyên gia Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam, ông Martin Rama cho rằng, mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế lần này là đến các quốc gia là khá lớn, song Việt Nam là quốc gia ứng phó tốt hơn cả do đã có sẵn gói giải pháp cải cách cơ cấu từ đầu năm, do vậy tại thời điểm tác động bởi làn sóng giảm phát lần hai hồi giữa tháng 9 vừa qua mà trực tiếp là tới thị trường tài chính và ngân hàng thì Việt Nam đã ứng biến tốt.

 Báo cáo của WB cũng cho rằng, kết quả tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2008 đã chứng minh khả năng nhanh chóng hồi phục của nền kinh tế quốc gia. Mặc dù còn có những áp lực tạo ra đối với ngành ngân hàng do tác động của gói giải pháp bình ổn kinh tế của Chính phủ hồi tháng 3/2008 song ghi nhận của WB cho thấy, thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam đã bắt đầu giảm, ngoài ra cho đến nay các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn rất lớn đạt gần 60 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2008.

 

Khu vực Đông Á, theo báo cáo của WB lần này bao gồm các nước:  Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan và Việt Nam.

Nhìn chung, theo đánh giá của WB cân bằng tài khóa của Việt Nam vẫn có thể quản lý được nhờ các chính sách tài khóa thận trọng và biện pháp thắt chặt tài khóa trong gói giải pháp bình ổn kinh tế.

 Thêm vào đó với gói giải pháp kích thích kinh tế để đương đầu với sự đi xuống của nền kinh tế toàn cầu đang được Chính phủ chuẩn bị xoay quanh 5 nhóm giải pháp là thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu; hỗ trợ tiêu dùng và đầu tư; tiếp tục nới lỏng chính sách tài chính và tiền tệ; giảm nghèo và cung cấp phúc lợi xã hội; tăng cường quản lý nhà nước ở tất cả các cấp. Đặc biệt là việc Chính phủ bổ xung 1 tỷ USD (khoảng 1,2% GDP) để tập trung cho các đối tượng chịu nhiều tác động và thiệt hại từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ có tác dụng tốt đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

 “Thật là khó để dự đoán tình hình kinh tế sẽ đi theo hướng nào cho chính xác, song tại Việt Nam điều quan trọng nhất cần cải cách nhân cuộc khủng hoảng này chính là vấn đề tài chính.

 Theo giả định của WB dựa trên các tính toán về con số xuất nhập khẩu và lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì trong năm 2009, GDP của Việt Nam vẫn sẽ vào khoảng trên 6% một chút”, ông Rama cho biết.


(Theo VTC )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân: Tiết kiệm tối đa thời gian
  • Nhân lực kiểm toán: Ngày càng thiếu
  • Tại sao nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu chính phủ với lợi tức âm?
  • World Bank: Năm 2009, Đông Á tăng trưởng chậm nhất trong 8 năm
  • Cẩn thận khi trữ “ngoại tệ lạ”
  • Doanh nghiệp vay vốn “ngán”… thủ tục
  • Tiền thật và tiền ảo
  • Các ngân hàng lớn cần hỗ trợ ít nhất 18 tháng nữa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!