Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn ODA vào Việt Nam vẫn tăng

Bộ KHĐT cho biết tính từ đầu năm đến ngày 16/6, tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các hiệp định với nhà tài trợ đạt 1,78 tỉ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó vốn vay là 1,7 tỉ USD, vốn viện trợ không hoàn lại đạt 83 triệu USD.

Các nhà tài trợ có giá trị hiệp định ODA ký kết lớn là Nhật Bản đạt 852 triệu USD, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đạt 482 triệu USD và Ngân hàng thế giới đạt 265 triệu USD. Mức giải ngân ODA 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 1,27 tỷ USD, trng đó vốn vay đạt 1,16 tỷ USD. Vốn viện trợ không hoàn lại đạt 107 triệu USD. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong 6 tháng đầu năm 2009 cả nước có 306 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới đạt 4,7 tỷ USD. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay đạt được kết quả trên cũng là khá. Điều này thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng phục hồi và tiềm năng phát triển của kinh tế VN. Trong 6 tháng có 68 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm đạt 4,1 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và tăng thêm trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt 8,87 tỷ USD. Về giải ngân 6 tháng đầu năm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và tăng thêm trong 6 tháng đạt 8,87 tỷ USD, bằng 22,6% so với cùng kỳ năm 2008. Theo đánh giá của Bộ KHĐT trong tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa giảm sút nhưng số DN đăng ký mới trong 6 tháng đầu năm vẫn tiếp tục tăng cao. Ước 6 tháng đầu năm cả nước có 40.000 DN đăng ký kinh doanh, tăng 14% so với cùng kỳ. Tuy nhiên số vốn đăng ký mới trong 6 tháng đầu năm giảm sút khá lớn, chỉ đạt 170.000 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ. Đánh giá chung 6 tháng đầu năm mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, giá xuất khẩu giảm mạnh trong khi thị trường thu hẹp.

Còn một số vấn đề tồn tại, khó khăn cần được quan tâm xử lý như: Giá cả có xu hướng tăng, nhập siêu có dấu hiệu tăng trở lại.

(Theo Từ Tuyên // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • TP.HCM với chiến lược thu hút vốn FDI hiệu quả
  • Môi giới bảo hiểm bao giờ… gặp thời?
  • Nhà đầu tư tư nhân: “Ông chủ mới” của hạ tầng giao thông
  • Xu hướng đầu tư mới trên thị trường bảo hiểm
  • Nhận diện 3 vấn đề ngành ngân hàng phải đối mặt
  • Lạm phát âm ở các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu
  • Thị trường ngoại tệ tự do: Trong co cụm, ngoài sôi động
  • Tiền ảo đe dọa tiền thật ở Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!