Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng dịch vụ tài chính điện tử: “Ngòi nổ” là công nghệ thông tin

 
Ứng dụng hải quan điện tử làm thủ tục cho khách hàng tại Chi cục Hải quan sân bay Nội Bài.Ảnh: Linh Tâm

 Cắt giảm thời gian thông quan hàng hóa, giảm thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho doanh nghiệp (DN), quản lý chặt chẽ việc thu, chi ngân sách nhà nước... là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính hiện nay.

Tuy nhiên, trên thực tế, sự khập khiễng, thiếu đồng bộ trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về công nghệ thông tin (CNTT) giữa các đơn vị trong ngành tài chính đang tạo ra những rào cản trong quản lý ngân sách, làm chậm tiến trình cải cách hành chính. Vì thế, xây dựng, hoàn thiện dịch vụ tài chính điện tử sẽ giúp ngành tài chính quản lý ngân sách hiệu quả hơn, góp phần giảm thời gian, chi phí cho người dân và DN khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Bất cập quản lý tài chính kiểu "thủ công"

Tại hội thảo về "Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành tài chính" vừa diễn ra tại Hà Nội, đã có ý kiến chỉ ra những bất cập trong việc thực hiện nghiệp vụ quản lý tài chính theo kiểu thủ công. Ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, việc ứng dụng CNTT trong ngành tài chính còn nhiều bất cập, do thiếu khung pháp lý khi triển khai chính phủ điện tử; thiếu sự hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị; hệ thống CSDL không thống nhất và thiếu tin cậy... Ngành tài chính hiện có 840 thủ tục hành chính và để thực hiện hiệu quả, chính xác đòi hỏi các đơn vị trong ngành phải xây dựng một CSDL đồng bộ nhằm trợ giúp nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Nhưng, trên thực tế, số liệu của các đơn vị trong các ngành thuế, kho bạc, hải quan... thiếu sự liên thông, chưa chuẩn hóa dẫn đến tình trạng số liệu chênh lệch, không thống nhất...

Trong lĩnh vực quản lý thị trường chứng khoán, nhu cầu ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ quản lý cũng trở nên bức thiết. Thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho thấy, cả nước hiện có 104 công ty chứng khoán; 106 công ty quản lý quỹ; 112 đơn vị lưu ký chứng khoán; số lượng nhà đầu tư chứng khoán từ 58.000 (năm 2005) lên tới 600.000 (năm 2009) và dự kiến thời gian tới sẽ lên đến 2-3 triệu nhà đầu tư. Vì vậy, thủ tục nghiệp vụ mà ngành chức năng phải xử lý sẽ tăng theo cấp số nhân. Song, mức độ ứng dụng CNTT của đơn vị mới chỉ dừng ở mức tối thiểu, nhiều nghiệp vụ vẫn làm theo dạng thủ công, gây ra những bất cập trong quá trình quản lý. Do đó, để ứng dụng hải quan điện tử, việc liên thông số liệu giữa ba cơ quan: Kho bạc - Hải quan - Ngân hàng là yếu tố sống còn trong quy trình này. Nhưng, số liệu của các đơn vị lại không thống nhất. Điều này đã và đang làm chậm tiến trình ứng dụng hải quan điện tử theo lộ trình đã đề ra.

Xây dựng mô hình tài chính điện tử

Để hướng tới mô hình cung cấp dịch vụ tài chính công điện tử, CNTT sẽ được sử dụng như "ngòi nổ" nhằm thúc đẩy hiện đại hóa và cải cách các hoạt động trong ngành tài chính. Việc xây dựng và triển khai cung cấp dịch vụ tài chính công điện tử được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, nâng cấp ứng dụng; giai đoạn 2, tích hợp ứng dụng, thực hiện giao dịch tài chính và pháp lý điện tử. Giai đoạn 3, liên kết các dịch vụ cốt lõi của từng cơ quan trong ngành và hướng tới thực hiện thanh toán điện tử giữa các dịch vụ. Hiện nay, ngành tài chính đã cung cấp một số dịch vụ tài chính công điện tử trên trang thông tin điện tử nhằm tra cứu văn bản pháp quy về tài chính; trả lời chính sách liên quan; thông quan điện tử; khai báo hải quan từ xa; kê khai thuế qua mạng internet; tra cứu thông tin người nộp thuế và công bố thông tin về các công ty đại chúng…

Khi dịch vụ tài chính công điện tử được hoàn thành theo lộ trình nêu trên, người dân, tổ chức và DN sẽ dễ dàng tiếp cận những thông tin tài chính công như công khai ngân sách nhà nước và tài sản công; đăng ký tài sản công; cung cấp thông tin người nộp thuế, nghĩa vụ thuế, chính sách thuế; cung cấp thông tin nợ thuế. Các DN có thể nộp hồ sơ hành chính thuế; đăng ký thuế; khai hải quan và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua mạng internet... Việc triển khai mô hình dịch vụ công điện tử tuy còn gặp khó khăn, nhưng với nỗ lực đổi mới của ngành tài chính và sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, người dân và các DN kê khai, nộp thuế qua mạng sẽ không còn là viễn cảnh xa vời.

 

(Theo HNM)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Lật đổ” USD, chuyện không dễ?
  • Chưa yên tâm với đầu tư nhà nước
  • Thị trường mua bán nợ, bao giờ?
  • Giảm rủi ro cho ngân hàng : Cần giải pháp tổng thể
  • Lợi nhuận ngân hàng tìm sự “đồng cảm”
  • Ngân hàng Credit Suisse: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 8,5% vào 2010
  • Các ngân hàng tăng lãi suất huy động:Do thiếu vốn, hay giữ khách ?
  • Đánh giá hiệu quả gói kích thích kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!