Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xoá bỏ thị trường USD tự do: Như “bắt cóc bỏ đĩa”?

Những ngày qua, “trung tâm ngoại tệ” của Thủ đô - phố Hà Trung gần như “đóng băng”, không còn cảnh chen lấn, người ra kẻ vào mua bán, trao đổi ngoại tệ như trước đó nữa. Được biết, đây không phải là lần đầu thị trường này tạm ngưng hoạt động. Vào những năm  2007, 2009 đã có thời điểm khi giá USD biến động khó lường, cũng đã xảy ra hiện tượng trên.
 

Từ ngày 7-3 đến nay, thị trường USD tự do hầu như ngừng hoạt động. Cho đến thời điểm này, những động thái quyết liệt từ phía công an, quản lý thị trường (QLTT) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã khiến mọi giao dịch ở thị trường này bất động. Điều này đang khiến không ít người dân lo lắng khi thói quen mua, bán ngoại tệ tự do của họ bị thay đổi.

Thị trường USD tự do xáo trộn


Những ngày qua, “trung tâm ngoại tệ” của Thủ đô - phố Hà Trung gần như “đóng băng”, không còn cảnh chen lấn, người ra kẻ vào mua bán, trao đổi ngoại tệ như trước đó nữa. Chị Thanh Mai, ở phố Đội Cấn, Hà Nội cho biết, từ sáng đến giờ, chị đi hết cửa hàng này đến cửa hàng khác định đổi một một ít tiền Việt sang USD để cho con đi du học nhưng đều nhận được những cái lắc đầu từ chối.

Một chủ đại lý thu đổi ngoại tệ trên phố này cho biết, nguyên nhân là bởi công an ra quân kiểm tra liên tiếp trong mấy ngày qua khiến các cửa hàng đều “án binh bất động”, tạm thời dừng giao dịch, nghe ngóng thêm tình hình. Tuy nhiên, nếu khách có nhu cầu lớn cỡ từ chục nghìn USD trở nên hoặc khách hàng thân thuộc sẽ vẫn được đáp ứng thông qua giao dịch ngoài giờ, hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận. Và mức chênh lệch mua vào - bán ra khá cao, giá USD mua vào từ 21.300 - 21.400 đồng/USD, trong khi bán ra khoảng 21.500 - 21.600 đồng/USD.

 Thị trường  ngoại tệ bị xáo trộn, nhiều người dân tỏ ra khá lo lắng. Anh Trần Văn Tân, nhà ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, trước đến giờ, muốn mua hay bán USD bao nhiêu, lúc nào thì cứ lên Hà Trung, Trần Nhân Tông là có. Bây giờ chả có cách nào giao dịch nổi. Trong khi nếu tới ngân hàng để giao dịch thì phải trình bày đủ thứ giấy tờ, rất mất thời gian mà chưa chắc đã được việc của mình.

Được biết, đây không phải là lần đầu thị trường này tạm ngưng hoạt động. Vào những năm  2007, 2009 đã có thời điểm khi giá USD biến động khó lường, cũng đã xảy ra hiện tượng trên.
 
Không thể loại bỏ ngay lập tức


Một chuyên gia tài chính cho rằng, nói thị trường ngừng giao dịch hoàn toàn và không bao giờ hoạt động trở lại nữa là rất khó. Hay nói cách khác, những động thái của Nhà nước nói trên nhằm xóa bỏ thị trường này không thể thực hiện được trong ngắn hạn. Bởi “chợ đen” ngoại tệ tồn tại theo cung - cầu thị trường. Người dân khi muốn mua hay bán ngoại tệ nhưng ngân hàng không đáp ứng được đương nhiên họ phải tự phát sinh nhu cầu trao đổi, mua bán với nhau. Công an, quản lý thị trường có thể kiểm soát, kiểm tra trong một, hai ngày, không thể ngày nào cũng đi kiểm tra, giám sát được, do vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn giao dịch tự do của thị trường này.

Trên thực tế, trong những ngày qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, các đơn vị chức năng bắt đầu ra quân “truy quét” các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ trái phép, vi phạm pháp luật. Lực lượng công an sẽ làm chủ lực để kiểm tra, xử lý các đối tượng buôn bán trái phép, đầu cơ găm giữ ngoại tệ. NHNN sẽ phối hợp kiểm tra giấy phép kinh doanh của các đại lý thu đổi ngoại tệ, siết chặt cấp giấy phép.

Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, các động thái của Ngân hàng Nhà nước như cấm kinh doanh vàng miếng, hạn chế giao dịch ngoại tệ tự do là những biện pháp mà NHNN đưa ra để ổn định thị trường tiền tệ, thực hiện theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Tuy nhiên, theo ông Cấn Văn Lực, cố vấn Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV, việc cấm này không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Bởi, Pháp lệnh Ngoại hối hiện tại cho người dân giữ ngoại tệ, gửi tại ngân hàng. Trong khi các đại lý đổi ngoại tệ hoạt động bằng giấy phép do NHNN cấp, là đại lý liên kết với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối, nên muốn xóa hoàn toàn đại lý ở “chợ đen” thì trước hết cần phải sửa Pháp lệnh. Do vậy không thể nói cấm là cấm ngay được. Nhà nước cần có các biện pháp để ổn định tâm lý người dân, nếu không, đây sẽ lại là một “cơ hội” để giới đầu cơ lợi dụng ép giá người dân khi vẫn có những hoạt động ngầm trong thị trường này.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Dòng tiền đầu tư vào các thị trường mới nổi sắp kết thúc?
  • Có thể thu 104.000 tỷ đồng/năm từ tài nguyên và môi trường
  • Giảm thiểu hệ lụy
  • TS Vũ Thành Tự Anh: Điều chỉnh tỷ giá và sức ép lạm phát
  • Doanh nghiệp vẫn có thể “lách” bán ngoại tệ
  • Siết vốn, chủ đầu tư địa ốc tháo chạy?
  • Báo động dư nợ tín dụng lĩnh vực nóng của nhiều ngân hàng
  • Tỉ giá, lãi suất, thiếu vốn… “bao vây” doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!