Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình Dương: Nỗ lực lấy lại ngôi đầu

Bình Dương kỳ vọng trở lại vị trí số 1 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) sau khi phải nhường ngôi quán quân cho Đà Nẵng vào năm 2008.
 


Bình Dương là địa phương có chỉ số tính năng động đứng đầu của cả nước - Ảnh: Đ.T

 

So với nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước, Bình Dương là địa phương hội tụ tốt 3 nhân tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Kể từ năm 2005 - năm đầu tiên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chỉ số PCI, Bình Dương luôn được cộng đồng các nhà đầu tư trong và ngoài nước xếp đầu bảng. Cuộc hoán đổi vị trí trong năm 2008 cho thấy, nhu cầu của giới đầu tư tại Bình Dương tăng mạnh hơn những cải thiện của chính quyền địa phương.

Tại Hội thảo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Bình Dương năm 2008 được tổ chức vào ngày 5/52009, ông Nguyễn Hoàng Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, sự tụt hạng trong chỉ số PCI của Bình Dương thực sự đáng suy nghĩ. Trong 10 chỉ số thành phần (cơ sở để đánh giá chỉ số PCI), Bình Dương chỉ có 4 chỉ số tăng điểm và 6 chỉ số giảm điểm.

“Mặc dù tình hình thu hút đầu tư, cũng như môi trường kinh doanh của tỉnh trong năm 2008 và đầu năm 2009 là ổn định và có sự tăng trưởng tốt, nhưng kết quả trên khiến lãnh đạo tỉnh không khỏi quan ngại”, ông Sơn thừa nhận và cho biết, mọi kế hoạch hành động của địa phương đều đang hướng tới mục tiêu cải thiện từng chỉ số.

Theo đại diện của VCCI, so với PCI năm 2007, 6 chỉ số giảm điểm của Bình Dương trong năm 2008 gồm: đào tạo lao động (đạt 6,76 điểm), thiết chế pháp lý (6,24), chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân (6,14), tính năng động (8,45), ưu đãi doanh nghiệp nhà nước (8,08), chi phí không chính thức (6,98), chi phí thời gian (6,25).

Đáng cảnh báo nhất là chỉ số chi phí không chính thức từ vị trí thứ 7 trong năm 2007 xuống thứ 17 trong năm 2008; chỉ số ưu đãi doanh nghiệp nhà nước từ vị trí số 1 trong năm 2007 xuống vị trí thứ 9 trong năm 2008. Trong khi đó, những chỉ số này của Đà Nẵng ghi điểm khá cao: gia nhập thị trường (9,36), thiết chế pháp lý (6,55), đào tạo lao động (8,40), chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân (6,30)...

Soi vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp, có thể thấy tác động của sự tụt hạng này không hề nhỏ. Thảo luận tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện ở Bình Dương, các doanh nghiệp dân doanh đang đối đầu với 6 khó khăn lớn, đó là: nguồn lao động, vốn, cơ sở hạ tầng, đất đai, thủ tục hành chính, tính cạnh tranh.

Trong số này, các doanh nghiệp cho rằng, phần có thể cải thiện nhanh nhờ sự năng động của địa phương là cải cách thủ tục hành chính, bớt những thủ tục rườm rà, vô lý khi mở rộng sản xuất, cải tiến thủ tục về đất đai, cũng như đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đặc biệt, dù đánh giá cao chất lượng đội ngũ công chức địa phương, song các doanh nghiệp cũng không ngần ngại cho rằng, trong sạch hóa đội ngũ cán bộ đi kèm với tăng thái độ thân thiện khi tiếp xúc với dân, doanh nghiệp sẽ là một đường dẫn tốt để Bình Dương trở lại vị trí số 1.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, Bình Dương vẫn là điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chỉ trong năm 2008, Bình Dương đã thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI. Một tín hiệu đáng mừng là, ngoài môi trường đầu tư được đánh giá hấp dẫn, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của Bình Dương trong thời gian qua luôn cao so với các tỉnh khác trong cả nước.

Đối với một địa phương mới tái lập chỉ sau 12 năm, không có lợi thế về cảng biển và sân bay, không ban hành các chính sách vượt rào trong thu hút đầu tư, mà đạt được những kết quả trên là rất đáng để các địa phương khác học tập.

Dẫu bị tụt khỏi ngôi đầu, nhưng Bình Dương vẫn nằm trong nhóm rất tốt và là địa phương có chỉ số tính năng động đứng đầu của cả nước. Đặc biệt, tính minh bạch từ vị trí thứ 4 năm 2007 đã vươn lên vị trí thứ hai trong năm 2008. Trên cơ sở phân tích những chỉ số một cách cụ thể, Bình Dương kỳ vọng trong năm 2009 sẽ lấy lại được điểm cộng trong con mắt các nhà đầu tư.

 

(Theo Ngô Ngãi // Báo đầu tư)

  • Bình Dương chọn lọc đầu tư gắt gao hơn
  • Vốn FDI vào TPHCM giảm mạnh
  • Mỹ dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam
  • KV Venti (Czech) sẽ đầu tư vào điện gió tại Việt Nam
  • Quý I/2009, thu hút hơn 6 tỷ USD vốn FDI
  • Doanh nghiệp EU tiếp tục quan tâm thị trường điện
  • Đầu tư tại Bình dương: 4 kiến nghị của DN Nhật Bản
  • Hàn Quốc dẫn đầu số lượng nhà đầu tư vào TPHCM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!