Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn FDI vào TPHCM giảm mạnh

Sản xuất của một doanh nghiệp nước ngoài tại TPHCM, Ảnh: Quốc Hùng
 

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố có xu hướng giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm với mức giảm đến hơn 73%.

Theo đó, toàn địa bàn thành phố trong 4 tháng qua chỉ thu hút được khoảng 635 triệu đô la Mỹ, thông qua 93 dự án đầu tư được cấp phép mới cũng như 30 dự án đang hoạt động tăng thêm vốn. Trong khi năm ngoái, thành phố thu hút được đến 2,36 tỉ đô la Mỹ với 135 dự án cấp phép mới và 34 dự án đang hoạt động xin điều chỉnh vốn đầu tư.

Mặc dù vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản trong những tháng qua có sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đã đóng góp đến gần 75% tổng nguồn vốn đầu tư mới trong 4 tháng qua, đạt 387 triệu đô la Mỹ với 4 dự án được cấp phép.

Kế đến là lĩnh vực thương mại cũng như dịch vụ cho ngành ô tô, xe máy chiếm đến hơn 10% tổng vốn đăng ký, đạt 53,7 triệu đô la Mỹ. Lĩnh vực xây dựng có đến 14 dự án với tổng vốn đăng ký đạt trên 20 triệu đô la Mỹ.

Lĩnh vực thông tin truyền thông và hoạt động chuyên môn về khoa học và công nghệ đóng góp nhiều về số dự án đầu tư với số lượng là 23 và 15 dự án, nhưng vốn đăng ký của hai lĩnh vực này chỉ đạt hơn 10 triệu đô la Mỹ.

Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu tập trung vào khu đô thị mới Nam Sài Gòn và đầu tư bên ngoài khu chế xuất và khu công nghiệp. Ban quản lý khu Nam Sài Gòn trong 4 tháng qua đã cấp phép 6 dự án với vốn đầu tư đạt 390 triệu đô la Mỹ.

Những khu vực khác như khu đô thị Thủ Thiêm ở quận 2 hoặc Khu đô thị Tây Bắc-Củ Chi trong 4 tháng qua không có một dự án đầu tư nào được cấp phép.

Trong quí 1 năm nay, Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM (Hepza) cho biết, chỉ có 3 dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp của thành phố với tổng vốn đăng ký 1,4 triệu đô la Mỹ, bằng 9% so với cùng kỳ năm 2008.

Trong khi đó, Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) chỉ cấp phép cho 1 dự án có vốn nước ngoài có giá trị 46 triệu đô la Mỹ.
 

Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư nhiều vào thành phố trong thời gian qua ít có sự thay đổi nhiều. Đảo quốc British Virgin Island chỉ có 2 dự án nhưng vốn đầu tư lên đến 301 triệu đô la Mỹ. Trong khi đó, Hàn Quốc có 20 dự án với tổng vốn đăng ký đạt hơn 106 triệu đô la Mỹ, kế tiếp là Singapore với 18 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 38 triệu đô la Mỹ.

(Theo Quốc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bình Dương chọn lọc đầu tư gắt gao hơn
  • Mỹ dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam
  • KV Venti (Czech) sẽ đầu tư vào điện gió tại Việt Nam
  • Quý I/2009, thu hút hơn 6 tỷ USD vốn FDI
  • Doanh nghiệp EU tiếp tục quan tâm thị trường điện
  • Đầu tư tại Bình dương: 4 kiến nghị của DN Nhật Bản
  • Hàn Quốc dẫn đầu số lượng nhà đầu tư vào TPHCM
  • 4 kiến nghị của Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!