Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chi đầu tư phát triển còn bất cập

Qua kiểm toán, việc chi đầu tư phát triển vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước.

Theo công bố của ông Lê Minh Khái, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước tại Hà Nội vào ngày 23/7, qua kiểm toán năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 4.166 tỷ đồng, trong đó thuế nội địa là 1.203 tỷ đồng, thuế xuất nhập khẩu 1.415 tỷ đồng, phí, lệ phí 155 tỷ đồng, thu về đất 1.049 tỷ đồng, thu từ xổ số kiến thiết 75 tỷ đồng và thu khác 269 tỷ đồng.

Ông Khái cho biết, thực hiện kế hoạch kiểm toán năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán của 20 bộ, cơ quan trung ương, 35 tỉnh, thành phố, 19 dự án đầu tư xây dựng và chương trình mục tiêu quốc gia, 2 chuyên đề, 29 đơn vị thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, tỉnh ủy 6 tỉnh, 23 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tổ chức tài chính... Qua kiểm toán, vấn đề nổi lên là việc chi đầu tư phát triển vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập.

Cụ thể, ngay từ công tác quy hoạch, do thiếu nghiên cứu chi tiết và không phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng nhưng vẫn được phê duyệt dẫn đến việc khi triển khai thực hiện phải dừng hoặc điều chỉnh, bổ sung làm lãng phí NSNN.

Bên cạnh đó, chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án còn hạn chế, nên khi thực hiện dự án phải thay đổi tổng mức đầu tư, tổng dự toán nhiều lần làm ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án. Ông Khái ví dụ, Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội (dự án II), mặc dù Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được UBND Hà Nội chỉ đạo thực hiện, nhưng không được sử dụng gây lãnh phí 1,43 tỷ đồng.

Hiện tượng một số dự án quyết định đầu tư nhưng không có vốn triển khai, quá thời gian quy định phải lập lại dự án làm tăng chi phí đầu tư; chủ đầu tư thiếu tính toán, phân tích trước khi quyết định đầu tư, dẫn đến lựa chọn địa điểm xây dựng không phù hợp, phải dừng dự án gây lãnh phí vốn đầu tư, hoặc xác định quy mô đầu tư vượt quá nhu cầu thực tế, hay đầu tư xong không sử dụng gây lãnh phí NSNN... là hiện tượng vẫn xảy ra. Cụ thể là dự án xử lý nước thải Khu công nghiệp Vĩnh Niệm - Hải Phòng vốn đã cấp phát 3 tỷ đồng và dự án xử lý nước thải Khu du lịch Vịnh Tùng Dinh (Cát Bà, Hải Phòng) vốn đã cấp phát 23,52 tỷ đồng, hoàn thành nhưng không hoạt động; hay như hạng mục vườn ươm Thanh Táo thuộc công trình tuyến tránh Hà Nội - Cầu Giẽ đã đầu tư 1,2 tỷ đồng, nhưng đến nay để hoang là những ví dụ điển hình.

Đặc biệt, ông Khái nhấn mạnh, tình trạng đầu tư dàn trải, mạnh mún chậm được khắc phục, dẫn đến nhu cầu vốn cho các dự án vượt quá khả năng ngân sách, nhiều dự án phải kéo dài thời gian đầu tư mà dự án đầu tư xây dựng Trường đại học Hàng Hải là một điển hình. Dự án này được triển khai từ năm 1981 đến nay chưa hoàn thành do không bố trí đủ vốn, trong khi đó, tổng nhu cầu vốn cho các dự án của Thành phố Hải Phòng đã được phê duyệt là hơn 12.000 tỷ đồng, nhưng ngân sách hàng năm chỉ có hơn 1.400 tỷ đồng, như vậy kể cả khi Thành phố ngừng toàn bộ các công trình mới thì phải mất 9 năm nữa các công trình đã được phê duyệt mới xây dựng xong.

Bên cạnh đó, tình trạng không phân bổ chi tiết vốn ngay từ đầu năm dẫn đến giải ngân chậm và không chủ động trong triển khai đầu tư, lập kế hoạch, phân bổ vốn chưa chính xác, triển khai thi công chậm hoặc không thực hiện phải điều chỉnh... cũng là những bất cập được ông Khái chỉ ra.

Ngoài ra, tại hầu hết các dự án được kiểm toán, công tác đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, tăng chi phí xây dựng, dự án chậm phát huy hiệu quả, gây lãng phí NSNN. Hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều vi phạm Luật Đấu thầu, như hồ sơ mời thầu không được bảo mật, thông thầu, dàn xếp thầu giữa các nhà thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế sai quy định, phê duyệt giá trúng thầu cao hơn giá gói thầu được phê duyệt... cũng gây lãng phí, thất thoát lớn cho NSNN.

Từ những sai phạm, bất cập trên, ông Khái cho biết, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng NSNN. Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giao dự toán chi đầu tư phát triển đúng Nghị quyết của Quốc hội, chi tiết theo cơ cấu nguồn vốn đầu tư (ngành, lĩnh vực kinh tế) và tách riêng vốn vay, vốn viện trợ không hoàn lại khi giao dự toán. 

Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo khắc phục tình trạng ứng trước dự toán nhiều, không đúng quy định, đồng thời kiên quyết chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động bố trí dự toán để thu hồi kịp thời, đầy đủ các khoản vốn ứng trước. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc rút kinh nghiệm trong phân bổ, giao dự toán, thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, báo cáo nợ đọng đầu tư, đồng thời đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án đã hoàn thành.

 

(Theo Minh Nhật // Báo đầu tư )

  • “Treo giò” 30 nhà thầu địa phương
  • Chế tài đủ mạnh với chủ đầu tư
  • BIDV, Vietnam Airlines đầu tư sang Campuchia
  • Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư
  • Giá trị sản xuất khu vực có vốn FDI của Hải Phòng 7 tháng tăng trưởng 8,7% so cùng kỳ
  • Tình hình đầu tư của cả nước 7 tháng đầu năm 2009
  • Thêm 1,5 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài
  • Nhiều chuyện lực bất tòng tâm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!