Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các tổ chức tín dụng: Vượt qua khó khăn, tăng trưởng tốt

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng những nỗ lực trong công tác quản lý của Ngân hàng (NH) Nhà nước chi nhánh Bình Dương đã kịp thời chấn chỉnh các mặt yếu kém của tổ chức tín dụng, làm tốt công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, cảnh báo tăng trưởng tín dụng nóng, thiếu thanh khoản, rủi ro tín dụng, giúp giảm nợ xấu. Do đó, hoạt động NH trên địa bàn tỉnh trong năm 2008 tiếp tục đạt kết quả tốt.

Nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt khá

Hoạt động thị trường tiền tệ và thị trường vốn ở Bình Dương trong năm 2008 tiếp tục phát triển ổn định và tăng khá so với năm trước, tổng vốn huy động đến cuối năm 2008 ước đạt trên 21,542 tỷ đồng, tăng 30,92%. Trong đó, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 38,6%, tăng 13,95%; tiền gửi tiết kiệm chiếm 58,43%, tăng 3%, còn lại là tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu chiếm 2,78%. Theo nhận định của NH Nhà nước tỉnh, tổng nguồn vốn huy động này đã đáp ứng được 78,6% nhu cầu sử dụng vốn của tỉnh và đây cũng là tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay. So với kế hoạch đề ra trong năm 2008, tỷ lệ huy động vốn đã tăng 8%. Đây là thành công lớn của hệ thống NH Bình Dương vì trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, huy động vốn có tháng chỉ tăng 1 -2% nhưng kết quả đạt được trong năm cho thấy sự cố gắng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Để đạt được sự tăng trưởng trong huy động vốn trên, một phần là nhờ lãi suất tiền gửi được tăng cao và được đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều tiện ích phù hợp nhu cầu khách hàng, một phần là do sự bất ổn liên tục giảm giá của thị trường chứng khoán... Đến cuối năm 2008, tổng dư nợ cho vay cũng tăng, ước đạt 27.391 tỷ đồng, tăng 16,13%, so với kế hoạch đề ra cuối năm nay, dư nợ đạt và vượt kế hoạch 4%.

Về doanh số cho vay năm 2008, ước đạt 52.648 tỷ đồng, tăng 17,99%; doanh số thu nợ ước đạt 48.115 tỷ đồng, tăng 25%. So sánh với những năm trước, tốc độ tăng tổng dư nợ cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay thấp nhất từ trước tới nay, đây là tỷ lệ hợp lý và phù hợp với tình hình chung của cả nước nhằm thực hiện mục tiêu chính là ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát.

Đối với các Quỹ tín dụng (QTD), trước áp lực của tình hình kinh tế khó khăn và phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác là NH đã làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động của các QTD, tuy nhiên các QTD trên địa bàn đã hỗ trợ nhau để cùng phát triển ổn định, trong năm 2008, ước huy động tăng 15%, dư nợ tăng 18%.

 Nắm chắc thông tin, xử lý kịp thời

Mặc dù trong năm 2008, diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ có nhiều thay đổi, nhưng về cơ bản các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã chấp hành nghiêm túc quy định liên quan đến lãi suất của NH Nhà nước. Thông qua công tác giám sát và thu thập thông tin từ nhiều nguồn đã kịp thời đưa ra các cảnh báo như tăng trưởng tín dụng nóng (trên 25%/năm), thiếu thanh khoản, rủi ro tín dụng. Song song đó, trong công tác thanh tra tại chỗ luôn chú trọng đến các điểm nhạy cảm có tiềm ẩn nhiều rủi ro cao... Nhờ vậy, đã chấn chỉnh và xử lý kịp thời đối với các tổ chức tín dụng yếu kém, nhằm giữ vững hệ thống NH trên địa bàn hoạt động ổn định, an toàn.

Theo đánh giá của Giám đốc NH Nhà nước chi nhánh Bình Dương Bùi Văn Nu, hoạt động NH của tỉnh trong năm 2008 vẫn bảo đảm tốc độ tăng trưởng ổn định. Các tổ chức tín dụng luôn tìm nhiều biện pháp để khai thác mọi nguồn vốn tại chỗ và các nguồn vốn khác nhằm tự cân đối khả năng thanh khoản của mình và một phần nhu cầu vốn của khách hàng để đáp ứng tăng trưởng kinh tế, có chính sách khách hàng hợp lý và ngày càng được khách hàng tín nhiệm. Trong đó, các tổ chức tín dụng đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm giảm nợ xấu, chủ động chấn chỉnh các mặt yếu kém của đơn vị mình, tiến tới nâng cao chất lượng trên tất cả các mặt hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định, góp phần hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế địa phương.

(Theo Báo Bình Dương)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Hai “đại” ngân hàng công bố tiếp tục hạ mạnh lãi suất cho vay
  • Vì sao vẫn giữ cơ chế cho vay theo trần lãi suất?
  • Chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt có vai trò then chốt
  • Việt Nam tham gia Diễn đàn tài chính châu Á ở Hồng Công
  • Năm 2008: Lượng kiều hối cao nhất từ trước đến nay
  • Lãi suất cơ bản giảm xuống 10%/năm - Doanh nghiệp vẫn chưa vui!
  • Nhiều giải pháp lớn để phát triển thị trường vốn
  • Quản lý nợ nước ngoài thận trọng giúp hạn chế bất lợi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!