Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt có vai trò then chốt

Ngày 3-12, tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị toàn ngành đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2008 và triển khai kế hoạch năm 2009. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến  dự và chỉ đạo hội nghị.

 Bảo đảm cân đối thu - chi ngân sách

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước năm 2008 liên tục có những diễn biến bất thường, tác động tiêu cực tới kinh tế Việt Nam, ngành Tài chính vẫn hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN. Tổng thu NSNN ước đạt 399.000 tỷ đồng, vượt 23,5% so với dự toán được Quốc hội thông qua (323.000 tỷ đồng). Nhờ tăng nguồn thu, ngành đã bổ sung chi cho các chính sách an sinh xã hội, góp phần duy trì phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội; tổng chi NSNN ước đạt 474.280 tỷ đồng, bằng 31,9% GDP.

 Với kết quả thực hiện thu - chi NSNN năm 2008, hoạt động tài chính ngân sách đã cơ bản theo sát mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm 2006-2010 mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra. Tổng thu NSNN 3 năm 2006-2008 ước đạt 67,4% chỉ tiêu 5 năm. Tốc độ tăng thu bình quân là 13,4%/năm (chỉ tiêu đề ra cho 5 năm là 10,8%/năm). Quy mô thu NSNN năm 2008 cũng tăng 75% so với năm 2005, động viên NSNN 3 năm 2006-2008 từ thuế và phí đạt 23% GDP (mục tiêu đề ra cho 5 năm là 20-21% GDP). Tổng thu NSNN 3 năm 2006-2008 ước đạt 64% chỉ tiêu 5 năm 2006-2010. Tốc độ tăng chi bình quân hàng năm đạt 21,3%/năm (chỉ tiêu đề ra là 11,2%/năm). Quy mô chi NSNN năm 2008 cũng tăng 79% so với năm 2005. Cơ cấu chi đã thay đổi tích cực theo hướng tăng chi cho con người, thực hiện xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội.

 Công tác quản lý tài chính ngân sách có nhiều chuyển biến theo hướng tăng trách nhiệm, thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả chi ngân sách. Bội chi NSNN được khống chế dưới mức 5% GDP; dư nợ Chính phủ và dư nợ ngoài nước của quốc gia vẫn trong giới hạn bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đã được ngành triển khai thực hiện hiệu quả. Công tác quản lý, điều hành giá đã góp phần tích cực trong việc thực hiện kiềm chế lạm phát, đồng thời từng bước tiếp cận giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng.

 Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ghi nhận những kết quả mà ngành Tài chính đạt được trong năm qua. Thủ tướng nêu rõ, đến thời điểm hiện tại, mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã đạt được những kết quả quan trọng, giúp duy trì tăng trưởng khá và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong điều kiện hết sức khó khăn, việc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 6,5-6,7% là nỗ lực lớn của Đảng, Nhà nước, nhân dân và cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, nguy cơ suy giảm kinh tế toàn cầu đang trực tiếp ảnh hưởng tới Việt Nam. Trong năm 2009, những khó khăn về kinh tế sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn thu. Vì vậy, ngành Tài chính cần chủ động điều hành thu - chi để không làm ảnh hưởng đến ngân sách. Thủ tướng nhấn mạnh, trong 5 nhóm giải pháp do Chính phủ đề ra nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, nhóm giải pháp thứ ba về thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ linh hoạt là quan trọng nhất. Bởi nếu được thực hiện tốt, nhóm giải pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN và nhân dân mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống...

 Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục cải cách bộ máy hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế và hải quan nhằm tạo thuận lợi cho DN, người dân. Thủ tướng cũng yêu cầu ngành tiếp tục nghiên cứu việc kê khai, nộp thuế qua mạng internet nhằm tiết kiệm thời gian và giảm bớt tiêu cực, phiền hà cho DN.

 Sẽ miễn, giảm thuế cho DN

Để hoàn thành kế hoạch tài chính - ngân sách năm 2009, Bộ Tài chính đã nêu 7 giải pháp, gồm: Thực hiện chính sách tài chính linh hoạt; bố trí kinh phí thỏa đáng để thực hiện xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; khuyến khích tăng thu ngân sách; thúc đẩy xã hội hóa cung ứng các dịch vụ công; đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp (DN) nhà nước; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh cải cách hành chính. Ngành sẽ điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, gắn với chính sách tiết kiệm, hạn chế chi tiêu công nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, giảm bội chi NSNN. Tiếp tục thực hiện cắt giảm những khoản chi mua sắm chưa thật cần thiết, cắt giảm các khoản chi không thiết thực, tiết kiệm năng lượng và sắp xếp các danh mục công trình, dự án trong năm 2009 và năm 2010. Ngành cũng yêu cầu các DN nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chủ yếu, có lợi thế để phát huy lợi thế kinh doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, cơ chế, thủ tục hành chính cho phát triển sản xuất, tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư nhằm huy động tối đa nguồn vốn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển các công trình cơ sở hạ tầng điện, giao thông quy mô lớn; thực hiện hỗ trợ các DN nhỏ và vừa phát triển sản xuất, kinh doanh....

 Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, Chính phủ đã trình Quốc hội và đưa vào Nghị quyết về dự toán ngân sách năm 2009 cho phép được điều hành chính sách thuế và xem xét các điều kiện để giảm, giãn, hoãn thuế. Cụ thể, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), đã đề xuất giảm 30% thuế TNDN quý IV-2008 và cả năm 2009 cho các DN nhỏ và vừa và một số DN gặp khó khăn. Ngoài ra, sẽ rà soát tất cả các chính sách thuế xuất, nhập khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu..

(Theo báo Hà nội mới)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Việt Nam tham gia Diễn đàn tài chính châu Á ở Hồng Công
  • Năm 2008: Lượng kiều hối cao nhất từ trước đến nay
  • Lãi suất cơ bản giảm xuống 10%/năm - Doanh nghiệp vẫn chưa vui!
  • Nhiều giải pháp lớn để phát triển thị trường vốn
  • Quản lý nợ nước ngoài thận trọng giúp hạn chế bất lợi
  • ADB tiếp tục tăng viện trợ ODA cho Việt Nam
  • Phục hồi sự hấp dẫn của thị trường vốn
  • Lượng kiều hối có thể cao nhất từ trước đến nay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!