Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hai “đại” ngân hàng công bố tiếp tục hạ mạnh lãi suất cho vay

Hôm nay (4/12), tại Hà Nội, hai “đại” ngân hàng là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đều công bố tiếp tục hạ mạnh lãi suất cho vay.

Trong đợt hạ lãi suất này, ngân hàng triển khai đầu tiên là Vietcombank, với công bố, bắt đầu từ ngày mai (5/12), Vietcombank sẽ giảm mạnh lãi suất cho vay ưu đãi và lãi suất cho vay thông thường bằng VND. Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi chỉ còn ở mức rất thấp là 0.875%/tháng, lãi suất cho vay thông thường là 1.04%/tháng, riêng đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cam kết bán lại ngoại tệ cho Vietcombank, lãi suất cho vay chỉ còn ở mức 0.42%/tháng. Đó là lần điều chỉnh giảm thứ hai chỉ trong vòng 5 ngày đầu tháng 12/2008 của Vietcombank.

Với động thái điều chỉnh giảm lãi suất lần này, Vietcombank hướng tới mục tiêu tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả. Như vậy, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng đi đầu trong việc giảm lãi suất cho vay, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, tích cực triển khai gói giải pháp của Chính phủ về kích thích sản xuất kinh doanh, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế.

Áp dụng muộn hơn Vietcombank vài ngày, BIDV công bố, từ ngày 8/12, BIDV áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với tất cả các khách hàng: Từ 10%/năm – 11,5%/năm. Trong đó, cung ứng lãi suất thấp, ưu tiên khách hàng trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế như: năng lượng, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc chữa bệnh, các DNNVV, các khoản vay tài trợ xuất khẩu, cho vay thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu; Lãi suất cho vay trung dài hạn bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau + phí tối thiểu là 3%/năm (Lãi suất cho vay tối đa không vượt quá 150% lãi suất cơ bản hiện hành).

Theo BIDV, đây là lần điều chỉnh giảm lãi suất bằng nội tệ lần cuối cùng trong năm 2008, đồng thời cũng là đợt điều chỉnh lần thứ 10 liên tiếp của BIDV trong vòng 5 tháng trở lại đây.

Như vậy, chỉ trong vòng 5 tháng (kể từ tháng 7/2008 đến tháng 12/2008), qua 10 lần điều chỉnh giảm, lãi suất của BIDV đã giảm sâu từ 10,3%/năm – 10,8%/năm, tập trung ưu tiên vào các đối tượng: cho vay thu mua và sản xuất hàng xuất khẩu, các dự án lớn của Chính phủ, các DNNVV có thị trường tiêu thụ ổn định. Với việc giảm lãi suất liên tục, BIDV đã góp phần kích cầu sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp, bạn hàng. Cụ thể, qua 5 lần hạ lãi suất trong tháng 10/2008 và 11/2008, đã có hàng ngàn tỷ VNĐ được các doanh nghiệp hấp thụ. Ví như, trong tháng 11/2008, tăng trưởng tín dụng của BIDV so với  tháng 10/2008 đạt mức 4.000 tỷ đồng, đó là mức mà BIDV trực tiếp cung ứng cho các doanh nghiệp.

Dự kiến trong tháng 12, khi BIDV thực hiện thêm bước đột phá mới trong giảm lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng của BIDV so với  tháng 11 cũng sẽ đạt từ 3 - 3,5%, tương đương khoảng 4.500- 5.000 tỷ đồng được doanh nghiệp hấp thụ.

 

Ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch HĐQT BIDV khẳng định: “Việc BIDV liên tục chủ động trong việc điều chỉnh giảm lãi suất thời gian qua là hành động thiết thực trong lộ trình thực hiện việc kích thích sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các nội dung chính của gói 5 giải pháp đồng bộ vừa được Chính phủ công bố, chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế: Thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu; Kích cầu đầu tư và tiêu dùng; Xây dựng chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt, An sinh xã hội; Chỉ đạo điều hành năng động, quyết liệt...”.

 

Nhìn chung, với mức lãi suất mới của BIDV và Vietcombank áp dụng được coi là hấp dẫn, phù hợp với thời điểm hiện tại của nền kinh tế, đồng thời chia sẻ rất thiết thực đối với các doanh nghiệp hiện nay.

(Theo HNM)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Vì sao vẫn giữ cơ chế cho vay theo trần lãi suất?
  • Các tổ chức tín dụng: Vượt qua khó khăn, tăng trưởng tốt
  • Chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt có vai trò then chốt
  • Việt Nam tham gia Diễn đàn tài chính châu Á ở Hồng Công
  • Năm 2008: Lượng kiều hối cao nhất từ trước đến nay
  • Lãi suất cơ bản giảm xuống 10%/năm - Doanh nghiệp vẫn chưa vui!
  • Nhiều giải pháp lớn để phát triển thị trường vốn
  • Quản lý nợ nước ngoài thận trọng giúp hạn chế bất lợi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!