Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần nâng chuẩn an toàn vốn các ngân hàng?

Hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro, Capital Adequacy Ratio – CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

Đây cũng là một trong 5 tiêu chuẩn quan trong nhất mà các ngân hàng thương mại phải đáp ứng để đảm bảo an toàn hoạt động, theo định hướng quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước theo từng thời kỳ (4 tiêu chuẩn còn lại bao gồm yêu cầu vốn tự có, tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản), giới hạn cho vay và bảo lãnh thương mại, giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn).

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến năm 2008, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 8%, theo tiêu chuẩn của Basel I do Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành.

Tuy nhiên, trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basal II với mức 12%. Và trước yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro, theo thông lệ quốc tế, việc nâng hệ số CAR này bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang được tính tới.

Theo ông Phạm Huyền Anh, Phó vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), đây là thời điểm thích hợp để xem xét lại quy định liên quan đến hệ số này, theo yêu cầu tăng cường rủi ro và hợp với chuẩn quốc tế.

Cùng quan điểm trên, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Phó tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam, cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên sớm xem xét điều chỉnh mức tối thiểu quy định của hệ số này.

“Trong quá trình kiểm toán và làm việc với các ngân hàng thương mại Việt Nam, xét trên yêu cầu tăng cường quản trị rủi ro, chúng tôi thấy cần xem xét nâng hệ số CAR tối thiểu hiện hành từ 8% lên 10 – 12%. Ngoài ra, cũng cần xem xét và hoàn thiện công thức xác định vốn tự có và tính hệ số CAR cho phù hợp hơn nữa với các thông lệ quốc tế”, ông Văn khuyến nghị.

Một số thống kê cho thấy hệ số CAR tại các ngân hàng thương mại của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức mà thực tế một số ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang có.

Nhìn về thời điểm cách đây khoảng hai năm, mức 8% là mục tiêu phấn đầu khó khăn của hầu hết các ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải tổ chức tới 6 cuộc hội thảo, họp bàn để chốt được yêu cầu 8% nói trên. Còn theo ông Võ Tấn Hoàng Văn, sự khó khăn đó lớn hơn ở các ngân hàng thương mại quốc doanh, tập trung ở khả năng tăng vốn.

Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây, sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số này. Tính đến cuối năm 2007, hệ số CAR của nhiều ngân hàng thương mại đã vượt yêu cầu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho mục tiêu đến năm 2008. Tiêu biểu như Vietcombank, ACB, Sacombank, BIDV, EAB, MHB…

Bình quân, hệ số CAR của các ngân hàng thương mại quốc doanh đã tăng từ 7% trong năm 2006 lên 9% trong năm 2007; tỷ lệ này của các ngân hàng thương mại cổ phần cao hơn, bình quân trên 12%.

Ông Phạm Huyền Anh cũng cho biết, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, hiện nay hầu hết các thành viên đã đáp ứng được yêu cầu hệ số CAR tối thiểu 8%, có những trường hợp đạt từ 13% - 14%. Và việc nâng chuẩn nói trên có thể được tính đến, nhưng cần xem xét một tỷ lệ tốt nhất với điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.

Theo ý kiến của một lãnh đạo ngân hàng thương mại, yêu cầu nâng hệ số CAR tối thiểu hiện nay lên theo chuẩn quốc tế hiện nay là cần thiết. “Tuy nhiên, một tỷ lệ cao chưa hẳn là đã tốt, bởi ngoài yêu cầu đảm bảo an toàn, ngân hàng cũng cần tính đến một yêu cầu quan trọng khác là hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Và tốt nhất có thể xác định từ 10% - 12%”, ông này nói.

(Theo TBKTSG)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Các ngân hàng tăng cường bảo vệ an toàn nơi đặt máy ATM
  • “Cuộc chiến” trong lĩnh vực tài chính
  • Tín dụng tăng trưởng chậm
  • Sẽ thành lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện
  • Bổ sung quy định về thành lập Ngân hàng TMCP
  • Tạm dừng việc xem xét cấp giấy phép thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần
  • Ngân hàng đua nhau mở dịch vụ thẻ tín dụng
  • Giảm lãi suất là trách nhiệm của ngân hàng với nền kinh tế!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!