Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp chuyển sang vay vốn ngoại tệ

 
(Ảnh: Quang Nhựt/TTXVN)

Sau một thời gian dài giảm lãi suất, từ đầu tháng 9, nhiều ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng lãi suất huy động USD.


Đây là động thái khiến nhiều người bất ngờ, song cũng phù hợp với quy luật hoạt động của thị trường ngoại hối thường tăng vào những tháng cuối năm để đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng phục vụ Tết.

Đua nhau tăng lãi suất

Từ ngày 1/9/2009, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank chính thức tăng lãi suất huy động USD từ mức 3% lên 3,5%/năm đối với kỳ hạn 60 tháng,.

Các kỳ hạn huy động khác cũng được tăng, cụ thể, mức lãi suất huy động đối với kỳ hạn 48 tháng là 3,4%/năm; 36 tháng là 3,3%/năm; 30 tháng là 3,2%/năm; 24 tháng là 3,0%/năm; 18 tháng là 2,8%/năm; 12 tháng là 2,7%/năm.

Lãi suất các kỳ hạn 6 và 9 tháng là 2,55%/năm, 2 tháng là 1,95%/năm, 1 tháng là 1,65%/năm.

Không chỉ tăng lãi suất huy động, để thu hút khách hàng SeAbank còn tặng vàng cho những khách hàng gửi nhiều với kỳ hạn dài.

Trước đó, từ ngày 31/8, Ngân hàng Cổ phàn Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng áp dụng bảng lãi suất huy động USD mới, với mức tăng trung bình cao nhất đến 0,5%.

Lãi suất đối với kỳ hạn 1 tháng là 1,5%; 2 tháng 1,6%; 3 tháng là 1,8%; 6 tháng là 1,85%; 9 tháng là 1,9%; 12 tháng là 2% và từ 18 tháng trở lên áp dụng mức 2,5%.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cũng đã tăng lãi suất huy động USD với mức tăng 0,5%/năm đối với các kỳ hạn trên 12 tháng.

Ngoài các ngân hàng trên, một số ngân hàng cổ phần khác như KienlongBank, HDBank, Maritime Bank, Southern Bank, SaigonBank, BaovietBank… cũng đang áp dụng các mức lãi suất huy động USD khá cao ở các kỳ hạn dài.

Lãi suất cho vay USD cũng tăng nhẹ. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay USD đã tăng nhẹ, chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.

Hiện tại lãi suất cho vay ngắn hạn bằng USD của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 3%/năm, trung và dài hạn từ 3,0-5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng USD của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần phổ biến ở mức từ 4,5-7%/năm, trung và dài hạn 5,5- 8%/năm.

Nhu cầu vay tăng

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 8, giá trị nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 6,2 tỷ USD, tăng khoảng 200 triệu USD so với tháng 7. Mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất là máy móc thiết bị, sắt thép, xăng dầu, vải, điện tử, máy tính… Đây là các nguyên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất.

Từ số liệu trên cho thấy, hoạt động sản xuất các doanh nghiệp đang tăng trở lại, báo hiệu sự phục hồi của nền kinh tế.

Ngoài ra, theo quy luật, tháng 8 và 9 hàng năm, các doanh nghiệp thường đẩy mạnh nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa phục vụ Tết. Hai yếu tố này đã thúc đẩy nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ tăng lên trong những ngày qua.

“Nhu cầu vay ngoại tệ trong thời gian gần đây đã tăng đáng kể. Do vậy, các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để thu hút thêm vốn ngoại tệ đáp ứng cho doanh nghiệp và các dự án lớn của Nhà nước”, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho biết.

“Trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất của khối các ngân hàng thương mại Nhà nước tương đối thấp so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Do vậy, khối ngân hàng thương mại Nhà nước phải tăng mạnh lãi suất huy động USD để cạnh tranh, thu hút thêm vốn”, ông Bình cho biết thêm.

Theo ông Bình, trước đây các doanh nghiệp không dám vay ngoại tệ vì lo ngại biến động tỉ giá. Nhưng qua một thời gian dài, tỉ giá không biến động nhiều nên doanh nghiệp đã quay sang vay vốn bằng USD, vì lãi suất vay USD thấp hơn nhiều so với vay bằng VND.

Theo một lãnh đạo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB): “Ngân hàng Nhà nước đã thông báo cam kết giữ vững tỉ giá nên các doanh nghiệp đã yên tâm hơn khi chuyển sang vay vốn bằng ngoại tệ. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không còn giữ ngoại tệ trên tài khoản mà đã bán cho ngân hàng”.

“Nhu cầu ngoại tệ tăng còn vì chương trình hỗ trợ lãi suất bằng VND đã sắp hết, mà lãi suất vay ngoại tệ và VND đang có mức chênh lênh khá lớn”,  vị lãnh đạo này cho biết thêm.

Còn với các ngân hàng, vấn đề hiện nay là cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời cho doanh nghiệp. “Cái khó đối với ngân hàng là hầu hết các dự án lớn đều muốn vay USD dài hạn, trong khi đó nguồn huy động USD của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn”, ông Bình cho hay./.

(Tin Tức/Vietnam+)

 

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Không được sử dụng vốn ngân sách mua trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ
  • Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đạt 6,5 tỷ USD
  • Ngân hàng vẫn đang thừa USD
  • “Đứt gánh” vì khủng hoảng
  • “Nóng” trong thanh tra cổ phần hoá
  • Chạy đua tìm vốn
  • Sáu tháng cuối năm, ngân hàng vẫn dựa vào tín dụng
  • Sức ép tín dụng gia tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!