Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Đứt gánh” vì khủng hoảng

Khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ làm suy giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, mà còn khiến không ít dự án FDI lớn đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam không triển khai được.

UBND tỉnh Ninh Thuận gần đây có văn bản yêu cầu Tập đoàn Lion Group của Malaysia phải trả lời dứt khoát về khả năng đầu tư vào Dự án thép Cà Ná. Với số vốn đăng ký lên đến 9,8 tỷ USD, Dự án thép Cà Ná được coi là dự án FDI lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. 

Theo cam kết của nhà đầu tư, liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tập đoàn Lion Group, dự án này sẽ hoàn thành giai đoạn I vào năm 2010. Toàn bộ các giai đoạn tiếp theo sẽ được hoàn thành vào năm 2025.

Tuy nhiên, giai đoạn I của dự án khó có thể hoàn thành đúng kế hoạch, khi mà việc xây dựng dự án vẫn chưa được chính thức bắt đầu, tính cho đến thời điểm này.

Ông Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, tỉnh sẽ xem xét đến việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của dự án, nếu Lion Group không thể tiếp tục theo đuổi kế hoạch đầu tư theo cam kết.
Theo ông Dũng, Tập đoàn Lion Group đang gặp khó khăn trong việc huy động tài chính do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trước đó, Lion Group đã đệ đơn xin bảo lãnh tín dụng của Chính phủ Việt Nam đối với dự án, nhưng chưa được chấp thuận.

Thép Cà Ná không phải là dự án duy nhất đang phải đối mặt với nguy cơ bị rút giấy phép do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo ông Võ Tấn Thái, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, tỉnh cũng đang cân nhắc khả năng thu hồi giấy chứng nhận đầu của Dự án Nhà máy Đóng tàu do Tập đoàn STX (Hàn Quốc) đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong

Được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào đầu năm 2008, với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, dự án này đã từng được hy vọng là dự án đóng tàu hiện đại và lớn nhất của Việt Nam, góp phần tạo động lực thúc đẩy ngành đóng tàu trong nước phát triển nhanh hơn. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, khu đất triển khai dự án vẫn là một bãi đất trống. 

Theo ông Thái, STX đã không thực hiện đúng như cam kết với tỉnh khi họ nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Hơn nữa, STX đã nhiều lần gửi văn bản xin giãn tiến độ đầu tư, nhưng chưa được chấp nhận. Đây là nguyên nhân chính khiến tỉnh Khánh Hòa cân nhắc đến khả năng thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của STX.

Lý do mà STX đưa ra cũng là vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành đóng tàu trên toàn thế giới, do đó STX không đủ khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án ở Vân Phong trong thời điểm hiện tại.

Trước đó, Công ty SP Chemicals Ltd. của Singapore cũng đã phải xin rút khỏi Dự án Lọc hóa dầu Hòa Tâm tại Phú Yên với lý do tương tự. Việc các công ty lớn như Lion Group, STX và SP Chemicals Ltd, đều là những tập đoàn lớn tại Malaysia, Hàn Quốc và Singapore, phải trì hoãn các dự án đầu tư tại Việt Nam là bằng chứng khá rõ nét về mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Điều này cảnh báo, có thể sẽ có nhiều dự án FDI nữa khó thực hiện được trong giai đoạn hiện nay, do khó thu xếp được nguồn vốn. Ngay tại tỉnh Ninh Thuận, các cơ quan chức năng cũng đang tiến hành rà soát lại 96 dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc có chủ trương giao đất. Hiện tại, tỉnh cũng đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 2 dự án FDI do các công ty từ Nhật Bản và Đài Loan đầu tư.

Theo tin từ Ban Quản lý Khu công nghiệp và Khu chế xuất Cần Thơ, Dự án Lọc hóa dầu Cần Thơ, do liên doanh giữa Công ty Thương mại và Đầu tư Viễn Đông (Việt Nam) và Công ty Semtech Limited B.V.I (Mỹ) đầu tư, cũng đang chịu tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Theo đó, Semtech không thể thu xếp đủ vốn để tiến hành xây dựng dự án lọc dầu và Công ty Viễn Đông có thể sẽ phải tìm một đối tác nước ngoài khác tham gia vào dự án. Mặc dù Cần Thơ chưa tính đến việc thu hồi giấy phép đầu tư của dự án lọc dầu này, nhưng một lãnh đạo của Ban Quản lý Khu công nghiệp và Khu chế xuất Cần Thơ nhận định, dự án khó có thể tồn tại nếu không có sự tham gia của đối tác nước ngoài.

(Theo Ngọc Linh // Báo đầu tư )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • “Nóng” trong thanh tra cổ phần hoá
  • Chạy đua tìm vốn
  • Sáu tháng cuối năm, ngân hàng vẫn dựa vào tín dụng
  • Sức ép tín dụng gia tăng
  • Vay mua nhà chưa dễ
  • Đừng làm khó nhà đầu tư!
  • Dư nợ cho vay tiêu dùng tăng chậm lại
  • Vì sao vốn hỗ trợ lãi suất trung, dài hạn tăng chậm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!