Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nóng” trong thanh tra cổ phần hoá

Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong công tác cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp tại các công ty nhà nước.

Trong tháng 7/2009, thanh tra các bộ, ngành và địa phương đã triển khai 1.107 cuộc thanh tra, đã kết thúc 443 cuộc. Qua thanh tra đã phát hiện thiếu sót, sai phạm hơn 66,7 tỷ đồng, hơn 5,4 triệu m2 đất; TTCP đã kiến nghị thu về cho nhà nước hơn 40 tỷ đồng, hơn 5,4 triệu m2 đất. Đồng thời, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý hơn 17,2 tỷ đồng, xử lý hành chính 1 tập thể và 39 cá nhân có liên quan. Nổi cộm nhất trong các cuộc thanh tra là công tác CPH doanh nghiệp với nhiều sai phạm nghiêm trọng.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của TTCP diễn ra vào sáng ngày 13/8, ông Mai Quốc Bình, Phó tổng thanh tra Chính phủ đánh giá: “Trong công tác CPH doanh nghiệp nhà nước, việc xác định giá trị doanh nghiệp, việc bán đấu giá cổ phần, việc quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa, việc đầu tư tài chính sau CPH có nhiều đơn vị không thực hiện đúng quy định của pháp luật, gây lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước, làm thiệt hại lợi ích của người lao động”.

Nổi bật nhất trong thời gian qua là các vấn đề liên quan đến việc thanh tra CPH tại Tổng công ty Vinaconex. TTCP đã có kết luận gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị thu hồi hơn 810 tỷ đồng tiền thặng dư bán cổ phần lần đầu và các khoản khác có liên quan đến công tác CPH tại đơn vị này.

Liên quan đến sai phạm trong lĩnh vực CPH, TTCP đã ban hành kết luận thanh tra việc CPH tại Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam tại TP.HCM. Qua đó đã phát hiện một số khuyết điểm như sai phạm về trình tự, thủ tục CPH; các sai phạm trong việc xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp như đối chiếu công nợ không đầy đủ, xác định thừa công nợ; Trong việc xác định giá trị tài sản như nhà cửa, cơ sở vật chất chưa đúng giá trị thực tế. Từ những sai phạm này, TTCP đã kiến nghị Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch chỉ đạo Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam tại TP.HCM, các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành kiểm điểm.

Một vụ việc tốn nhiều giấy mực của báo giới suốt hơn 2 năm qua tại Tổng công ty Mía đường I và Công ty Mía đường Trà Vinh nay đã có kết luận thanh tra cuối cùng. Công ty Mía đường Trà Vinh đã có sai phạm nghiêm trọng làm thất thoát số tiền lớn của Nhà nước. Cụ thể, từ năm 2002 đến năm 2005, Công ty này đã chính thức ký hợp đồng bán chịu đường cho doanh nghiệp tư nhân Phúc Tín (TP.HCM) với số tiền trên 9 tỷ đồng, nhưng không có khả năng thu hồi nợ. 

Trong lĩnh vực san lấp mặt bằng của nhà máy đã duyệt quyết toán sai lệch với số tiền hơn 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, còn sai phạm nghiêm trọng trong việc kêu gọi thầu vận chuyển thiết bị nhà máy từ Linh Cảm vào Trà Vinh có giá trị dự toán được Bộ Tài chính phê duyệt hơn 3 tỷ đồng... Từ vụ việc này đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính bổ sung, sửa đổi các quy định về công tác kiêm nhiệm làm đại diện phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần cho phù hợp với quy định.

Theo ông Ngô Văn Khánh, Vụ trưởng Vụ 1, Thanh tra Chính phủ, hiện tại TTCP đã kết thúc thanh tra trực tiếp về công tác CPH tại 3 đơn vị sau: Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông, Tập đoàn Điện lực và Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội. Hiện cơ quan thanh tra đang tổng kết sẽ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

Ông Ngô Văn Khánh cho rằng, khó khăn nhất của cả phía thanh tra và của doanh nghiệp trong CPH đó là vấn đề xác định giá trị tài sản. Đơn cử trong việc xác định khấu hao tài sản rất khó khăn để xác định giá trị những phương tiện, cơ sở vật chất đã qua sử dụng hàng chục năm. Ngay cả việc thu hồi công nợ, bán cổ phần cũng gặp những khó khăn nhất định do công ty nào cũng là lần đầu và lần duy nhất nên không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Những sai phạm trong công tác này không chỉ thuộc về phía công ty bởi ngay ở các bộ, ngành mỗi công ty được CPH đều có một Ban chỉ đạo về công tác này.

Ông Mai Quốc Bình kiến nghị, ngay trong thời gian tới cần có những cuộc hội thảo, rút kinh nghiệm giữa các bộ, ngành và các đơn vị để chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Từ nay đến cuối năm, TTCP tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra việc CPH tại các công ty theo kế hoạch đã định. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, tại 39 bộ, ngành, địa phương sẽ thanh tra việc CPH tại 103 doanh nghiệp nhà nước.

 

(Theo Hữu Tuấn // Báo đầu tư )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • “Đứt gánh” vì khủng hoảng
  • Chạy đua tìm vốn
  • Sáu tháng cuối năm, ngân hàng vẫn dựa vào tín dụng
  • Sức ép tín dụng gia tăng
  • Vay mua nhà chưa dễ
  • Đừng làm khó nhà đầu tư!
  • Dư nợ cho vay tiêu dùng tăng chậm lại
  • Vì sao vốn hỗ trợ lãi suất trung, dài hạn tăng chậm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!