Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi dòng tiền từ ngân hàng đổ vào nền kinh tế

Chỉ sau một tuần, kể từ lúc NHNN quyết định hỗ trợ lãi suất 4% của gói kích cầu 17.000 tỷ đồng, đến nay đã có hơn 32.000 tỷ đồng được các ngân hàng thương mại bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần có biện pháp chủ động để tránh rủi ro.
 

Đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế, Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhứng gói kích cầu dưới những hình thức như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ cấp xã hội, xử lý các khoản nợ xấu tại các ngân hàng thương mại, bảo đảm tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hổ trợ tài chính cho các ngành kinh tế mũi nhọn, giảm thuế VAT…

 
Thậm chí, các chính sách bảo hộ bằng việc dựng lên các hàng rào kỹ thuật, thuế quan trong thương mại, khuyến khích người dân dùng hàng nội địa… cũng đang được các chính phủ cân nhắc sử dụng.

 
Cụ thể: Chính phủ Mỹ đã phê chuẩn gói kích thích 787 tỷ USD, Trung Quốc 586 tỷ USD, Nhật Bản 95 tỷ USD, Đức 49,25 tỷ EUR, Pháp 29 tỷ EUR, Anh 23,7 tỷ EUR, Tây Ban Nha là 11 tỷ EUR, Ý là 2,4 tỷ, Australia  26tỷ USD…  


Và nước ta…
 

Ngay từ cuối tháng 01-2009, Chính phủ đã đề cập đến gói kích cầu trị giá 6 tỷ USD (khoảng 100.000 tỷ đồng) và 2 gói kích cầu đầu tiên đã được dùng đến: Gói 17.000 tỷ đồng để bù lãi suất 4% hổ trợ cho doanh nghiệp vay với thời hạn hỗ trợ tối là 8 tháng. Và gói 20.000tỷ đồng để hoãn, giản, giảm thuế.

 
Riêng gói kích cầu 17.000 tỷ đồng dùng để hỗ trợ lãi suất 4% trong thời hạn tối đa 8 tháng của NHNN dành cho các NHTM thì dự kiến có khoản 640.000 tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế (640.000x0,04x8/12), cụ thể các ngân hàng như sau: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV), Ngoại thương (VCB), Công thương(Vietin Bank) là 70.000 tỷ đồng/mỗi ngân hàng; Techcombank: 50.000tỷ đồng; ACB là 35.000tỷ đồng, VIBank: 25.000 tỷ đồng…

 
Bên cạnh các chính sách tài khoá, Chính phủ cũng đã sử dụng các chính sách tiền tệ như giảm mạnh lãi suất cơ bản xuống còn 7%/năm dẫn đến lãi suất cho vay của NHTM giảm theo, gia tăng 3% tỷ giá VND so với USD nhằm khuyến khích xuất khẩu, giảm thuế VAT từ 01.02 đến 31.12.2009 cho các loại ôtô, linh kiện ôtô, các dịch vụ kinh doanh du lịch, khách sạn…; Gia hạn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 tính trên thu nhập từ các hoạt động như sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp, dịch vụ du lịch, kinh doanh lương thực, phân bón. 

 Đây là những công cụ khá mạnh nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên… 

 
“Nước mát” nhưng… phải thận trọng

 
Với một lượng tiền lớn đươc “bơm” vào nền kinh tế như vậy nếu các ngân hàng không có những biện pháp chủ động, có thể sẽ bị rơi vào những khó khăn sau:

 + Gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng. Mặt khác thời hạn cho vay tối đa là 8 tháng so với chu kỳ ngân  quỹ của một doanh ngiệp là ngắn, điều này sẽ gia tăng khả năng khó thu hồi nợ của ngân hàng.

 
+ Sẽ có tình trạng đảo nợ trong ngân hàng do các doanh nghiệp đã “lỡ” vay vốn vào thời điểm giữa năm 2008 với lãi suất cao từ 18-21% sẽ sử dụng dòng vốn rẻ này để tất toán hợp đồng cũ, và như vậy sẽ làm sai mục đích của gói kích cầu này.


+ Nếu giám sát không kỹ việc cho vay thì sẽ xảy ra tình trạng doanh nghiệp vay ở Ngân hàng này với lãi suất là 6% chẳng hạn sẽ đem gửi vào ngân hàng khác có lãi suất huy động cao hơn như 7-8%. Và thực tế cho thấy mấy ngày gần đây lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại đang “rục rịch” tăng trở lại.


+ Doanh nghiệp sẽ sử dụng món tiền vay này để mua USD (dự đoán tỷ giá sẽ tăng) gây hiệu ứng cộng hưởng làm gia tăng tỷ giá, cùng với việc bơm lượng tiền  lớn như vậy sẽ gây nên tình tình trạng lạm phát điều này càng làm tỷ giá VND/ USD gia tăng. Thực tế những ngày vừa qua tỷ giá VND/USD bên ngoài thị trường tự do có lúc lên đến 17.900VND=1USD.

 
+ Gói kích cầu này cũng sẽ làm tăng gánh nặng ngân sách, trong khi tình trạng bội chi ngân sách của chúng ta là thường xuyên. Việc hoãn, giảm, giãn thuế sẽ làm giảm nguồn thu cho ngân sách.

 
+ Ngoài ra, kích cầu không kiểm soát cũng sẽ dẫn đến việc nhập siêu những mặt hàng không phải phục vụ cho sản xuất.
  

CHỈ SỐ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯƠC TRONG KHU VỰC (2008)

 

 
TRUNG QUỐC

 

MALAYSIA

 

THÁI LAN

 

VIỆT NAM

 

Tốc độ tăng GDP %

 

11,9

 

6,6

 

4,9

 

8,5

 

Quy mô gói kích thích (tỷ USD)

 

586

 

1,9

 

8,7

 

6

 

Quy mô gói kích thích (%GDP)

 

16,7%

 

1%

 

3,5%

 

6,8%

 

Thặng dư ngân sách (%GDP) (*)

 

0,2%

 

-5,4%-

 

-1,4% 

 

-4,5%

 

Chi tiêu ngân sách (%GDP)

 

20,4%

 

26,1%

 

19,3%

 

27,6%

 

Thặng dư tài khoản vãng lai(%GDp%)

 

10,5%

 

10,6%

 

-1%

 

-13,7%

 

Dự trữ ngoại hối (tỷ USD)

 

1995

 

100

 

103

 

23

 

Chỉ số giá tiêu dùng(%)

 

6,2

 

5,7

 

5,8

 

22,4

 

Lãi suất cho vay(%)

 

6,7

 

6

 

7,2

 

16,1

 

Nhập khẩu (%GDP)

 

41%

 

110%

 

56%

 

117%

 

(Nguồn: Economist Inteligence unit)

 

(*): Thâm hụt ngân sách Việt Nam chưa bao gồm các khoản chi ngoài ngân sách

( Theo báo điện tử Nhân dân)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Không thiếu nguồn để bảo lãnh tín dụng
  • Tài chính ngân hàng - Khó cho vay tiêu dùng
  • Huy động các nguồn lực cho kích cầu
  • Ngân hàng tăng lãi suất huy động: Tín hiệu tích cực?
  • Indochina Capital không rút vốn khỏi Việt Nam!
  • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống các mức 1% và 3%
  • 9 nhóm giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Vốn tìm đường sinh lãi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!