Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiều hối 2010, lạc quan hơn dự báo

Dòng kiều hối chảy về Việt Nam thường tăng mạnh trong những tháng trước dịp tết cổ truyền Việt Nam. Do đó, đây được xem là giai đoạn các nhà băng khơi thông dòng chảy của kiều hối, với con số dự báo năm 2010, kiều hối cả nước có thể đạt hơn 6 tỷ USD.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP. HCM, kiều hối chuyển về Việt Nam thông qua các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn thành phố năm nay ước đạt khoảng 4 tỷ USD. Vì thế, nguồn cung USD từ nay tới Tết Nguyên Đán như: kiều hối, du lịch, FDI, FII sẽ tăng lên.

Trong năm nay, kiều hối về TP. HCM dự kiến tăng khoảng gần 30% so với năm 2009 và thường tăng vào dịp cuối năm. Tổng số USD mua được cả năm 2010 của các NHTM trên địa bàn TP. HCM dự kiến đạt khoảng 4 tỷ USD. Theo ông Minh, từ tháng 4 đến nửa đầu tháng 8/2010, kiều hối chuyển về Việt Nam được bán cho ngân hàng khá nhiều, vì lúc đó, tỷ giá ổn định.

Tuy nhiên, từ nửa cuối quý III/2010 đến nay, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam được bán lại cho ngân hàng rất ít, do có sự chênh lệch tỷ giá niêm yết trong ngân hàng và tỷ giá ngoài thị trường tự do quá lớn, có lúc lên đến trên 2.000 đồng/USD, tính đến ngày 4/12 là 1.850 đồng/USD.

Kiều hối chủ yếu được người dân sử dụng để tích lũy hoặc gửi tiết kiệm. Thực tế, với tỷ giá chênh lệch giữa ngân hàng và thị trường chợ đen hiện nay, người nhận kiều hối sẽ không vội bán bởi kỳ vọng tỷ giá còn tăng.

Cũng theo ông Minh, hiện tiền gửi bằng ngoại tệ của các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM đã ngang bằng với dư nợ tín dụng ngoại tệ (tương đương khoảng 190.000 tỷ đồng, cao hơn khoảng 60.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước) và nhà băng huy động ngoại tệ chủ yếu để cho vay bằng USD, chứ không quy đổi ra tiền đồng, vì sợ rủi ro biến động tỷ giá.

Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế – tài chính, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay có khả năng đạt con số trên 6 tỷ USD. Ông Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, dòng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm nay sẽ tốt hơn so với năm trước và mức đạt được trên 6 tỷ USD là hoàn toàn có thể thực hiện được. Theo ông Ngân, trong những năm qua khi thị trường khủng hoảng, suy thoái, kiều hối vẫn đạt hơn 6 tỷ USD. Năm nay, tuy kinh tế thế giới còn có những khó khăn nhất định, nhưng đã phần nào được cải thiện so với 2 năm trước. Vì thế,  đời sống kiều bào có thể tốt hơn, kiều hối chuyển về cho người thân sẽ tăng trong dịp Tết năm nay.

Thực tế, điểm qua một số công ty kiều hối trực thuộc một số ngân hàng cũng cho thấy điều đó. Cụ thể, tại Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank–SBR), trong 11 tháng đầu năm, doanh số chi trả kiều hối của Công ty đã gần sát với mục tiêu đưa ra cho cả năm 2010. Theo kế hoạch, Sacombank–SBR dự kiến đạt doanh số chi trả kiều hối là 1 tỷ USD so với mức thực hiện được của cả năm trước là 900 triệu USD. Vì thế, theo Sacombank–SBR, đây là giai đoạn để Công ty đẩy mạnh dịch vụ chi trả kiều hối, phục vụ tốt nhất cho người nhận.

Bắt đầu từ tháng 12/2010, OCB cũng triển khai chương trình khuyến mãi “Nhận tiền ngay – Quà liền tay” dành cho khách hàng cá nhân nhận tiền kiều hối qua kênh Western Union tại các điểm giao dịch trên toàn hệ thống của OCB.

Năm 2010, Công ty Kiều hối Đông Á đề ra chỉ tiêu sẽ đạt doanh số chi trả kiều hối ở mức 1 tỷ USD. Vì thế, Công ty đã định hướng chiến lược định vị hình ảnh thương hiệu tại thị trường nước ngoài và định vị hình ảnh dịch vụ của công ty trong tâm trí người gửi tiền (top of mind). Ngoài ra, Công ty tiếp tục mở rộng, phát triển các sản phẩm bán chéo hỗ trợ kiều hối để gia tăng giá trị dịch vụ, tăng tính thuận tiện và tối đa lợi ích cho khách hàng.

Theo nhận định của một cán bộ ngành ngân hàng, lý do góp phần đẩy mạnh lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm nay cao hơn so với cùng kỳ năm trước là kinh tế đã bước đầu hồi phục. Kinh tế phục hồi làm cho kiều bào về quê ăn tết cũng sẽ nhiều hơn. Đồng thời, lượng kiều hối của kiều bào, người Việt đi lao động ở nước ngoài gửi về giúp thân nhân cũng sẽ gia tăng so với năm trước. Đồng thời, một yếu tố khác có thể kể đến như sự phát triển mạnh về mạng lưới và chất lượng phục vụ được nâng cao của các ngân hàng và tổ chức kinh tế làm dịch vụ chi trả kiều hối.

Đáng chú ý, với mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ đang được các ngân hàng Việt Nam áp dụng mức khá cao cũng thu hút kiều bào gửi tiền về cho người thân trong nước gửi tiết kiệm. Mặt khác, tỷ giá USD trên thị trường tự do đang có chiều hướng dịu bớt, hiện còn khoảng 21.300 – 21.350 đồng/USD, sẽ thuận lợi hơn cho ngân hàng huy động tiền gửi USD.

Theo dự báo của đại diện một ngân hàng, năm nay, nguồn kiều hối từ khu vực châu Âu có thể bị ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ Hy Lạp. Tuy nhiên, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam vẫn chủ yếu từ Mỹ, Canada và một số thị trường có số lượng lao động xuất khẩu nhiều như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… đang dần hồi phục. Vì thế, khả năng kiều hối sẽ phục hồi mạnh hơn trong 2 tháng tới, trước khi tết cổ truyền Việt Nam diễn ra.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Kinh tế, tài chính thế giới tuần đến ngày 3/12/2010
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 6/12/2010
  • Tài chính, kinh tế trong nước tuần đến ngày 3/12/2010
  • Kiều hối chuyển về nước năm 2010 đạt trên 7 tỷ USD
  • Tiền đồng Việt Nam liệu có giảm giá thêm?
  • Tìm cơ chế mới
  • Đồng rúp “vô địch thế giới chống làm giả”
  • Thu ngân sách Nhà nước tăng 22,65% so với cùng kỳ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!