*Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII
Theo dự kiến, ngày 1/3/2011, Kỳ họp thứ 9 – kỳ họp cuối cùng của QH khóa XII sẽ khai mạc và dành 6 ngày rưỡi (trong tổng số 14 ngày họp) để thảo luận các báo cáo công tác cả nhiệm kỳ (2007-2011) của QH.
Để chuẩn bị cho kỳ hợp cuối cùng này, trong suốt 3 ngày qua (từ 1 đến 3/12), phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ QH, đã tiến hành xem xét các Báo cáo liên quan đến công tác đánh giá cả nhiệm kỳ.
Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu cát trắng silic đã được chế biến đạt tiêu chuẩn và điều kiện khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu tại tỉnh Quảng Ninh.
Trong quá trình thực hiện thi công các dự án nạo vét, thông luồng phát triển kinh tế tại các xã Quan Lạn, Ngọc Vừng, Đông Xá, Minh Châu (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), doanh nghiệp đã phát hiện 50-60% khối lượng cát trắng silic có trong lượng cát thu hồi. Hiện UBND tỉnh Quảng Ninh đã cho phép Công ty TNHH Quang Minh đầu tư dây chuyền tuyển, rửa nhằm chế biến khối lượng cát trắng silic thu hồi để không lãng phí và tiết kiệm tài nguyên.
Năm 2010, Bộ Công Thương đã cấp hạn ngạch cho NK 300.000 tấn đường, nhưng hiện tại các DN mới chỉ nhập 210.000 tấn, còn 90.000 tấn chưa nhập.
Nguyên nhân là vì giá đường thế giới tăng cao, trong tháng 11/2010 giá đường thế giới lên tới 805 USD/tấn, cao nhất trong 32 năm qua. Hiện tại, giá đường thế giới đã hạ nhiệt, chỉ còn 730 nghìn đ/kg, nhưng nếu tính thuế và các chi phí thì giá thành đường nhập khẩu vẫn cao hơn giá đường trong nước, vì vậy DN không dám nhập. Từ đầu vụ đến hết tháng 11, cả nước đã có 23 nhà máy đường vào sản xuất, sản lượng mía ép được 708.900 tấn, được gần 60.000 tấn đường, thấp hơn cùng kỳ năm trước 27.000 tấn. Số lượng đường tồn kho của các nhà máy hiện khoảng 30.000 tấn.
Theo Bộ NN-PTNT, do mưa lũ trên diện rộng, thời tiế không thuận lợi cho sản xuất muối nên sản lượng muối thu hoạch trong tháng 11 của cả nước đạt thấp, ước tính khoảng 8.000 tấn.
Lượng muốiNK về nước ít, do áp dụng hàng rào kỹ thuật đã khiến cho giá muối trong nước có xu hướng giữ giá và tăng nhẹ. Hiện tại giá muối ở miền bắc từ 800-1.300 đ/kg; miền Trung, muối sản xuất thủ công 400-700 đ/kg; muối sản xuất công nghiệp có giá 470-650 đ/kg; ở miền Nam, muối trắng có giá mua 600-650 đ/kg. Tổng lượng muối nhập khẩu tính đến hết tháng 11/2010 là 244.045 tấn, thấp hơn nhiều so với mức nhập gần 500.000 tấn của cả năm 2009. Lượng muối nhập khẩu từ tháng 6 đến nay chủ yếu là muối sấy tinh khiết kết tinh chân không.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, diện tích trồng rừng tập trung trên cả nước trong 11 tháng đạt 227.200 ha, tăng 21% so với cùng kỳ và vượt 9,9% so với kế hoạch năm.
Trong đó, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 54.000 ha, tăng 36,3% so với cùng kỳ, đạt 83,3% kế hoạch năm; trồng rừng sản xuất là 173.200 ha, tăng 16,9% so với cùng kỳ, vượt 22,1% ké hoạch năm. Ngoài ra, diện tích khoán quản lý bảo vệ rừng đạt 2.589.900 ha, vượt 71,9% kế hoạch và tăng 2,2% so với cùng kỳ. Thực hiện khai thác gỗ đạt 3.566,8 nghìn m3, đạt 75,9% kế hoạch. Các tỉnh miền Bắc cơ bản đã hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2010, đang tiến hành nghiệm thu để đảm bảo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó các địa phương cũng bắt đầu triển khai đóng bầu, tra hạt chuẩn bị cây giống theo kế hoạch trồng rừng năm 2011.
Theo Bộ Công Thương, dự kiến trao đổi thương mại Việt Nam-Myanmar cả năm 2010 có thể đạt tới 155 triệu USD, tăng 56,7% so với năm 2009 (98,9 triệu USD). Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Myanma trong năm 2010 gồm thép các loại, nguyên phụ liệu may mặc, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, xăm lốp các loại, ắc quy, vật liệu xây dựng, phân bón, hóa chất, phụ tùng máy móc, thiết bị điện và điện tử, sản phẩm nhựa, dụng cụ nhà bếp, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, tấm lợp bằng nhựa, thực phẩm chế biến, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp thực phẩm, ô tô, thiết bị khoan mỏ, máy văn phòng… Còn Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng gỗ và lâm sản (gỗ tròn các loại, gỗ Teak tròn, gỗ cao su, gỗ xẻ các loại), mủ cao su thiên nhiên, nông sản, đồng Cathodes, thủy sản (cua biển sống, cá khô, tôm hùm, cá biển đông lạnh, sò huyết), dây thép, thịt các loại, thức ăn nuôi cá, da bò, nguyên phụ liệu hàng dệt may.
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 75,62 triệu đồng/ha, tăng 2 triệu đồng/ha so năm 2009 và cũng là năm tỉnh đạt thắng lợi cao nhất từ trước đến nay về diện tích, năng suất và sản lượng.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, sản xuất phân bón tháng 11 tăng khá, phân Ure ước đạt 83,4 nghìn tấn, phân NPK đạt 176,6 nghìn tấn. Tính chung 11 tháng, sản xuất phân ure đạt 909,2 nghìn tấn, tăng 5%, phân NPK ước đạt 1,53 triệu tấn, tăng 9,5%.
Hiện nay, nước ta vẫn phải nhập khoảng 50% nhu cầu phân đạm, 70% nhu cầu DAP, 100% kali và SA. Bởi thế, nguồn cung phân bón từ nhập khẩu tháng 11 giảm khiến sản xuất trong nước tăng đáng kể để đáp ứng nhu cầu. Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Hà Bắc đã sản xuất hết công suất để đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón trong vụ đông xuân.
Để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước và đảm bảo phân bón cho sản xuất nông nghiệp năm 2011, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh sản xuất phân bón, tạm dừng xuất khẩu phân bón sản xuất trong nước (trừ phân bón NPK, supe lân và phân bón hữu cơ) để góp phần đảm bảo cân đối phân bón cho sản xuất nông nghiệp năm 2011 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
*Theo Hiệp hội rau quả Việt nam,kim ngạch nhập khẩu rau, quả trng tháng 11/2010 đạt tới 30 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả 11 tháng năm 2010 đạt tới 264 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ nay đến hết năm 2010, kim ngạch nhập khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng mạnh để phục vụ thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, đặc biệt là các mặt hàng rau quả từ Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang bước vào thời điểm thu hoạch chính nên rất nhiều loại rau, quả như: quýt, nho, lê, táo và các loại rau như bắp cải, cải tím, cải thảo nên các mặt hàng này sẽ được nhập khẩu nhiều để phục vụ thị trường.
*Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, lượng kiều hối vào Việt Nam đang tăng mạnh trở lại, có khả năng đạt 7,3 tỷ USD trong năm nay, tăng 900.000 USD so với năm ngoái.Đây cũng là con số tương đương với mức được dự báo trong báo cáo di trú toàn cầu mà Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam mới công bố. Theo WB, mức kiều hối này là rất đáng kể, nếu so sánh với những dòng vốn khác như FDI (9,95 tỷ USD) hay ODA (2,6 tỷ USD) trong năm nay.
Với lượng kiều hối này, theo người đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sẽ là một yếu tố thuận lợi góp phần cân đối cán cân thanh toán, ổn định cung - cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường. Cùng đó, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào Việt Nam cũng đang hồi phục và tăng mạnh, tăng khoảng 712 triệu USD từ đầu năm đến nay, thay vì sụt giảm trong năm 2009.
*Theo Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm hiện nay, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là thế mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.Hiện số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4,4 tỷ USD, trong đó 3,5 tỷ USD của 334 dự án cấp phép mới và 907,1 triệu USD vốn tăng thêm.
*Thep Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện mua từ nước ngoài tăng gần 34% so với cùng kỳ, trong đó điện mua từ phía Trung Quốc tăng gần 32%.Tổng sản lượng điện do EVN cung ứng tháng 11 là trên 8,3 tỉ kWh nhưng chỉ sản xuất hơn 4,8 tỉ kWh (riêng thủy điện chỉ đạt hơn 2 tỉ kWh, giảm 2,4% so với cùng kỳ), số còn lại phải mua ngoài…
Vinanet
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com