Các đại biểu giao lưu tại diễn đàn doanh nghiệp Việt – Hoa Kỳ |
Đứng vị trí số 1 trong nhóm đầu tư FDI ở Việt Nam với tổng giá trị năm 2010 là 10 tỷ USD, hiện có 25 trong Top 500 công ty hàng đầu của Mỹ có kế hoạch đầu tư vào những dự án lớn của Việt Nam, trong đó có Intel, Chevron…
Kim ngạch XNK hai bên đạt 18 tỷ USD trong năm 2010. Việt Nam đứng thứ 26/30 quốc gia có lượng hàng tiêu dùng lớn nhất vào Mỹ. Ấn tượng hơn, những năm gần đây, xuất siêu của Việt Nam vào thị trường này luôn đạt trên dưới 10 tỷ USD. Đây là những thành công lớn nhất của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các Hiệp định thương mại và hội nhập, tăng cường xuất khẩu và đầu tư.
Môi trường đầu tư ổn định
Quan hệ đối tác, thương mại và đầu tư trở thành yếu tố trung tâm thúc đẩy sự hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong suốt 15 thiết lập lập quan hệ ngoại giao. Dấu ấn quan trọng nhất của 10 năm thực hiện Hiệp định thương mại song phương (BTA) cùng với những nỗ lực của VN trong các cam kết theo lộ trình WTO là yếu tố quan trọng thúc đẩy giao thương ngày càng tăng trưởng giữa hai nước. Đầu tư của Mỹ không chỉ tập chung vào lĩnh vực công nghệ cao mà còn hướng tới các nhóm mặt hàng tiêu dùng như chế biến thực phẩm, dược phẩm và bán lẻ. Ngược lại, các DN Việt Nam đã và đang tìm cách thâm nhập thị trường địa ốc, xuất khẩu phần mềm, chứng khoán… vào Mỹ mà không đơn thuần làm gia công XK hàng tiêu dùng hay chế biến thông thường.
Nhận xét môi trường đầu tư ở VN, luật sư Mỹ Frederick Burke cho rằng: “Cơ sở pháp lý phù hợp, tạo cho nhà đầu tư niềm tin tưởng và sự an toàn. Từ chỗ hệ thống pháp luật cho nhà đầu tư nước ngoài năm 1991 chỉ là tập tài liệu sơ sài khoảng 70 trang, đến nay, Việt Nam có 18.000 văn bản luật và các thông tư, nghị định hướng dẫn chi tiết về đầu tư FDI. Khung pháp lý ngày càng hoàn thiện giúp cho Việt Nam trở thành quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á”. Nguyên Bộ trưởng Thương Mại Trương Đình Tuyển thì luôn khẳng định: "Thực chất, hệ thống pháp luật của Việt Nam về cơ bản phù hợp với những quy định của WTO. Những nỗ lực trong một số vấn đề cần tháo gỡ liên quan đến chính sách thực thi cũng được đẩy mạnh. Việt Nam đã đạt được những thành công lớn trong việc thực hiện Hiệp định thương mại và phát triển giao thương.”
Cạnh tranh bình đẳng
Trước năm 2000, XK Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chỉ khoảng 400 triệu USD, đến năm 2009 xấp xỉ 13 triệu USD, năm 2010 có khả năng đạt trên 14 triệu USD. Tuy nhiên, trong số đó, nhóm mặt hàng gia công như dệt may chiếm con số khá lớn (khoảng 6 tỷ USD), giày da 1, 5 tỷ USD. Một điều hiển nhiên không phải bất cứ lúc nào hàng hoá Việt Nam vào Mỹ cũng thuận lợi. Nhìn lại lịch sử giao thương 10 năm qua cho thấy, DN Việt đã phải đối mặt với nhiều vụ kiện: Cá basa, tôm, giày da… khiến nhiều nhà XK lao đao, thị trường lao động bất ổn định. Cùng với nỗ lực tự bản thân các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghiêm túc các cam kết sản xuất an toàn, VCCI Việt Nam đã tạo mọi cơ hội nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh quan hệ giao thương cho doanh nghiệp hai bên. Diễn đàn doanh nghiệp Việt – Hoa Kỳ hình thành tạo sân chơi bình đẳng, cung cấp thông tin và cầu nối cho sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên. Đặc biệt những nỗ lực của Chính phủ trong việc sẵn sàng tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là điều kiện quan trọng để phát triển giao thương hướng tới sự tăng trương và cạnh tranh bình đẳng giữa các DN trong và ngoài nước.
Đội ngũ doanh nhân trẻ hiện đại
Giao thương phát triển, sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực đào tạo những năm qua góp phần tạo cho Việt Nam hình thành một đội ngũ doanh nhân trẻ, có phong cách làm việc hiện đại. Chưa bao giờ đội ngũ doanh nhân của Việt Nam phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp cho xã hội như hiện nay. Những người tài giỏi được tôn vinh, được khuyến khích cộng với môi trường đầu tư thuân lợi tạo cơ hội cho lớp trẻ vươn lên. Nhiều doanh nhân trẻ chịu ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh và phong cách kinh doanh Mỹ khiến cho môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng phong phú và tạo nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Nhiều công ty xuất khẩu phần mềm của Việt Nam qua Mỹ do những doanh nhân trẻ đã từng du học tại Mỹ tổ chức điều hành. Hiện tại, Việt Nam cũng là 1 trong 10 quốc gia có số lượng du học sinh lớn nhất ở Mỹ. Đó là những nỗ lực không dễ gì có được do quan hệ hợp tác, đầu tư trên mọi lĩnh vực giữa hai quốc gia. Góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá từ thị trường lao động giá rẻ sang những mặt hàng có giá trị gia tăng cao là xu hướng của lớp doanh nhân trẻ và những đóng góp tích cực của họ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – HOA KỲ SÂN CHƠI BÌNH ĐẲNG CỦA DOANH NGHIỆP HAI NƯỚC Hoa Kỳ không chỉ là đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của Việt Nam mà còn là một thị trường đầy triển vọng cho sản phẩm hàng hoá mang tính chiến lược của của các nhà sản xuất trong nước. Sau 15 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ thương mại Việt – Mỹ mà mốc đánh dấu quan trọng là 10 năm thực hiện Hiệp định song phương, giao thương Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt được những thành tựu lớn lao với tổng kim ngạch 18 tỷ USD vào năm 2010. Nhiều nhóm mặt hàng thuộc các sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao của Việt Nam đã XK được qua Mỹ. Đặc biệt,“Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ” đi vào hoạt động dưới sự hợp tác chặt chẽ của VCCI và Amcham đã trở nên rất hiệu quả và tập hợp những doanh nghiệp hàng đầu của hai nước. Có thể nói, đây là sân chơi bình đẳng, tạo nhiều lợi thế cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư của hai quốc gia vì mục tiêu phát triển kinh tế song phương ổn định và bền vững. Bà Jocelyn Trần - Chủ tịch Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Tp HCM ĐỐI TÁC QUAN TRỌNG NHẤT CỦA HOA KỲ Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Quan hệ thương mại Việt – Mỹ chắc chắn không dừng lại ở con số 18 tỷ USD mà sẽ tăng gấp đôi và nhiều hơn nữa trong tương lai. Tốc độ phát triển của Việt Nam thật đáng ngạc nhiên. Trong những năm vừa qua, việc thực hiện hợp tác trên các lĩnh vực cải cách giáo dục và công nghệ với sự góp mặt của các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn cho thấy việc hợp tác đã đi vào chiều sâu. Các dự án này nâng hoạt động đào tạo nhân lực của VN lên ngang tầm khu vực và quốc tế đồng thời tạo nguồn lao động trẻ đầy tiềm năng trong tương lai. Nhiều dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả, thương mại song phương trong 10 năm tới chắc chắn sẽ đạt những cột mốc mới. Việt Nam thực sự đã trở thành đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Hồng MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NĂNG ĐỘNG, THÔNG THOÁNG Hợp tác thương mại và đầu tư là lực đẩy quan trọng trong sự phát triển quan hệ hai nước trong 15 năm qua. Là một địa phương dẫn đầu của cả nước về sự tăng trưởng kinh tế và là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP HCM đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư khi quyết định làm ăn, kinh doanh ở VN. Một minh chứng tiêu biểu là tập đoàn Intel tại Tp HCM vừa khánh thành nhà máy lắp ráp, kiểm định chip điện tử có tổng đầu tư 1 tỷ USD. Sự kiện này là thông điệp quan trọng gửi đến các nhà đầu tư nói chung và các doanh nghiệp Hoa Kỳ nói riêng về môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi của TP. Chính quyền TP cũng cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các nhà đầu tư vì thành công của họ chính là động lực phát triển của TP HCM. Mặt khác, Diễn đàn thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ dù mới đi vào hoạt động nhưng tôi tin tưởng rằng sẽ là cầu nối quan trọng cho DN hai nước trong các hoạt động thương mại, đầu tư và là nơi để trao đổi, tìm kiếm thông tin hữu ích thông qua Cổng thương mại thông tin điện tử Việt Nam – Hoa Kỳ . Ông Frederick Burke – GĐ Cty Luật Baker & McKenzie VN DN VIỆT NAM THÂM NHẬP SÂU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 15 năm trở về trước, quan hệ song phương Việt – Mỹ rất mờ mịt, đặc biệt các vấn đề về giao lưu thương mại và đầu tư chỉ là con số không. Sau những lực của Chính phủ hai nước, nhất là từ thời điểm sau Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực, quan hệ giao thương phát triển với tốc độ rất nhanh và hiệu quả. Ở nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội có sự hợp tác đầu tư toàn diện của giới kinh doanh hai nước. Năm 2001, khi hiệp định song phương vừa ký kết, các DN Việt Nam mới chỉ yêu cầu tư vấn làm thế nào để có thể hợp tác, làm ăn ở thị trường Mỹ thì 10 năm sau, nhiều DN Việt đã có hướng đầu tư rất lớn và chuyên sâu vào các lĩnh vực như bất động sản, giáo dục, công nghệ, thậm chí cả thị trường quản lý khách sạn, kinh doanh địa ốc ở Mỹ. Đó là điều rất thú vị và chứng tỏ rằng các nhà đầu tư Việt Nam vừa có tiềm lực vừa biết trang bị kiến thức kinh doanh thương mại và họ rất tự tin để sẵn sàng thâm nhập sâu vào thị trường Mỹ. Với tư cách là một người Mỹ làm việc tại Việt Nam, tôi rất tự hào, rất vui khi làm việc chung với các cộng sự người Việt đồng thời thấy mình cần làm việc nhiều hơn nữa đóng góp cho sự phát triển giao thương và các quan hệ song phương khác vì một nền kinh tế ổn định và phát triển đối với cả hai quốc gia. |
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com