Các mặt hàng thực phẩm có mức tăng giá cao. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN).
Chiếm tỷ trọng gần 40% trong rổ hàng hóa chung và có tốc độ tăng giá đột biến lên tới 3,45% - dẫn đầu về mức tăng giá, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó lương thực tăng 6,02%, thực phẩm tăng 3,27%) là “thủ phạm” chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 cả nước tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/11, CPI tháng 11 đã tăng 1,86% so với tháng 10, tăng 11,9% so với tháng 11/2009; đưa CPI 11 tháng qua tăng 9,58% so với tháng 12/2009 và tăng 8,96% so với bình quân cùng kỳ 2009.
Với CPI 11 tháng qua đã lên mức 9,58%, khả năng giữ lạm phát năm 2010 ở mức một con số là khá “mong manh.”
CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,23-3,45%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,03%. Tiếp theo hàng ăn và dịch vụ ăn uống - nhóm dẫn dầu về mức tăng giá, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh mẽ với 1,74%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,99%.
Các nhóm hàng hóa tiếp theo có các mức tăng lần lượt là đồ uống và thuốc lá tăng 0,94%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,9%; thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,74%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,59%; giao thông tăng 0,29%.
Sau 2 tháng liên tiếp giữ vị trí tăng cao nhất trong rổ hàng hóa chung, nhóm giáo dục đã đột ngột “tụt hạng” xuống vị trí tăng thấp nhất là 0,23%.
Theo Vụ trưởng Vụ Giá cả Nguyễn Đức Thắng, trong tháng 11, giá cả nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó có lương thực và thực phẩm) tăng “chóng mặt” là do thiệt hại nặng nề của thiên tai khiến nguồn cung thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thủy sản trở nên khan hiếm hơn.
Bên cạnh đó, thiên tai liên tiếp xảy ra tại miền Trung đã làm giao thông bị chia cắt, việc đánh bắt thủy sản bị giảm sút khiến nguồn cung thực phẩm đã khan hiếm càng trở nên thiếu hụt và không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Mặc dù Bộ Công Thương đã có những kiến nghị tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 12/2010 nhưng do giá gạo thế giới liên tục tăng đã khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 11 tăng thêm 5-10 USD/tấn ở tất cả các chủng loại.
Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước vẫn đẩy mạnh thu mua để chuẩn bị sẵn cho các hợp đồng xuất khẩu đã ký, làm cho giá bán lẻ ở hai vựa lúa lớn nhất cả nước là đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long tăng rõ rệt; gây áp lực tăng giá gạo từ 500-1000 đồng/kg ở hầu hết các tỉnh, thành cả nước.
Thêm vào đó, nhu cầu cứu trợ lương thực cho miền Trung bị lũ lụt tăng lên cũng là một lý do khiến giá lương thực trong tháng tăng.
Cùng với gạo, thịt, giá cả một loạt các mặt hàng thiết yếu khác như dầu ăn, bơ sữa, đường, khí hóa lỏng LPG (gas), thép, phân bón... cũng tăng mạnh mẽ góp phần đẩy giá tiêu dùng cả nước tăng cao.
Từ 1/11, giá gas đồng loạt thêm gần 30.000 đồng/bình 12kg của các hãng Saigon Petro, Gia Đình Gas, Petrolimex...
Từ 6/11, giá phân urê Phú Mỹ cũng tăng từ mức 6.800 đồng/kg lên 7.400 đồng/kg.
Ông Thắng cũng cho biết mặc dù một số thành phố lớn; trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã triển khai nhiều điểm bình ổn giá cả nhưng với nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong khi nguồn cung hạn chế, áp lực tăng giá tại các chợ truyền thống bên ngoài điểm bình ổn vẫn tăng “chóng mặt” khiến CPI ở 2 đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước đạt mức tăng rất lớn (CPI Hà Nội tăng 1,93% và CPI Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,73%) kéo CPI cả nước tăng mạnh mẽ.
Trong tháng 11, giá vàng và giá USD trên thị trường tự do đã có sự biến động “điên đảo.” Giá vàng tháng 11 đã tăng 8,67% so với tháng 10 và tăng 36,24% so với tháng 11/2009; đưa giá vàng 11 tháng qua tăng 23,31% so với tháng 12/2009 và 37,34% so với bình quân cùng kỳ 2009.
Giá USD tháng 11 tăng 3% so với tháng 10 và tăng 10,03% so với cùng kỳ 2009; đưa giá USD 11 tháng qua tăng 6,63% so với tháng 12/2009 và 7,47% so với bình quân cùng kỳ 2009.
Cụ thể, tính đến 12 giờ trưa ngày 24/11, trước những thông tin "báo động đỏ" khủng hoảng nợ ngân hàng tại Mỹ, giá vàng Rồng Thăng Long, SJC trong nước tiếp tục nhích lên mức 35,97 triệu đồng/lượng, tăng hơn ngày hôm qua 250.000 đồng/lượng.
Giá USD bán ra cũng dao động xung quanh mức 2,12 triệu đồng/100 USD.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong khi ngành sản xuất rau xanh, chăn nuôi lợn và gia súc, nuôi trồng thủy sản tại nhiều địa phương (nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung và Bắc Trung Bộ) chưa thể phục hồi kịp để đảm bảo nguồn cung dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân nên giá lương thực, thực phẩm sẽ tiếp tục có xu hướng tăng giá, tạo áp lực kéo CPI cả nước tiếp tục đà tăng.
Vì vậy, nhiều khả năng CPI cả năm 2010 sẽ có thể “vọt” lên 2 con số./.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) gặp mặt báo chí để thông tin về tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2014 và định hướng thời gian tới.SCIC đang làm việc với 12 đầu mối để xét đón nguồn hàng thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các ngân hàng.
Ngày 17/7 tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký với Ngân hàng Thế giới (WB) các Hiệp định liên quan đến 5 chương trình/dự án vay vốn với tổng trị giá 876 triệu USD.
Ngày 21/7/2014, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - là ngân hàng đầu mối thực hiện dự án Tài chính nông thôn III (TCNT III) - đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết thúc Dự án nhằm tổng kết các thành tựu cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình triển khai.
Kinh tế trong nước đã có những diễn biến trái chiều giữa lãi suất và tỷ giá. Trên thị trường tự do, tỷ giá đã dần ”hạ nhiệt” trước các thông tin tích cực về kiều hối và dòng vốn đầu tư gián tiếp.
Theo thông tin từ Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nguồn thu từ kiều hối của cả năm 2010 có thể đạt mức 8 tỷ USD, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đáng kể trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống.
Dòng kiều hối chảy về Việt Nam thường tăng mạnh trong những tháng trước dịp tết cổ truyền Việt Nam. Do đó, đây được xem là giai đoạn các nhà băng khơi thông dòng chảy của kiều hối, với con số dự báo năm 2010, kiều hối cả nước có thể đạt hơn 6 tỷ USD.
Theo dự kiến, ngày 1/3/2011, Kỳ họp thứ 9 – kỳ họp cuối cùng của QH khóa XII sẽ khai mạc và dành 6 ngày rưỡi (trong tổng số 14 ngày họp) để thảo luận các báo cáo công tác cả nhiệm kỳ (2007-2011) của QH.
Theo thông tin trên báo cáo kiều hối và di trú toàn cầu, do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 8/11 vừa qua. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay đạt trên 7,2 tỷ USD.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.