Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quan ngại tốc độ giải ngân ODA tại Việt Nam

Được đánh giá là có nhiều tiến bộ trong năm 2010 nhưng tốc độ giải ngân vốn ODA tại Việt Nam vẫn là vấn đề khiến các nhà tài trợ quốc tế băn khoăn.

Kết thúc 2 ngày làm việc của Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) chiều 8/12, lượng vốn ODA cam kết cho Việt Nam trong năm 2011 được công bố là 7,88 tỷ USD, chỉ kém đôi chút so với mức 8 tỷ USD của năm 2010.

Tuy vậy, do đã bước vào ngưỡng thu nhập trung bình, lãi suất vay mà Việt Nam phải chịu đã bắt đầu có xu hướng cao hơn, trong khi thời gian vay lại bị rút ngắn. Theo Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc, trong những năm tới, những khoản vay có lãi suất 0,75% một năm và thời hạn 40 năm như Việt Nam đang được hưởng từ Ngân hàng Thế giới (WB) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ ít dần.

Như vậy, Việt Nam sẽ phải trông chờ nhiều hơn từ các khoản ODA “ít ưu đãi”. Tuy nhiên, đại diện Việt Nam cũng như các chuyên gia quốc tế đều cho rằng, mức lãi suất của kênh ODA, dù thế nào đi nữa, vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường.

Điều này đồng nghĩa với việc nguồn tài chính giá rẻ sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam trong nhiều năm tới và câu chuyện của Chính phủ là làm thế nào để sử dụng lượng vốn này một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khẳng định bài toán hiệu quả có thể được cải thiện khi Chính phủ ưu tiên các nguồn vốn có lãi suất cao hơn cho các dự án có hiệu quả kinh tế và khả năng hoàn vốn. Tuy vậy, Bộ trưởng cũng thừa nhận một dự án ODA phải mất ít nhất một năm, kể từ thời điểm cam kết rót vốn đến lúc chính thức giải ngân.

Sự chậm trễ này, rõ ràng, không làm hài lòng các nhà tài trợ quốc tế, bởi nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả các khoản vay. Theo ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia của ADB, các dự án ODA tại Việt Nam rất ít được giải ngân trong 2 năm đầu do những sự chậm trễ trong khâu chuẩn bị và lên kế hoạch dự án.

ADB hiện là một trong những nhà tài trợ đa phương lớn nhất của Việt Nam với dư nợ ODA ước khoảng 6 tỷ USD. Trong vòng 5 năm tới, ông Konishi cho biết định chế tài chính này sẽ tiếp tục xem xét khoản tài chính khoảng 10 tỷ USD nữa cho Việt Nam (trong đó có 1,5 tỷ cam kết cho năm 2011). Do vậy, việc ADB lo lắng về tiến độ giải ngân là điều hoàn toàn chính đáng.

Đánh giá cao nỗ lực và tiến bộ của Việt Nam trong việc giải quyết các quan ngại từ phía các nhà tài trợ nhưng theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, “tiến bộ không đồng nghĩa với không có vấn đề”.

Theo bà Kwakwa, Chính phủ đang đi đúng hướng trong việc giải quyết nhiều bất cập được các nhà tài trợ nêu ra, trong đó có tốc độ giải ngân vốn, nhưng câu chuyện của Việt Nam vẫn nằm ở khâu thực hiện các chủ trương được nêu ra. Đại diện Ngân hàng Thế giới khẳng định sẽ tiếp tục cổ vũ và hỗ trợ Việt Nam trong các bước cải cách, nhằm nâng cao chất lượng sử dụng vốn ODA.

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, đại diện các nhà tài trợ cũng cho rằng Việt Nam nên tập trung sử dụng vốn ODA vào các chương trình cụ thể, giúp giải quyết các bất ổn hiện tại của nền kinh tế, cải thiện chất lượng hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước và ưu tiên phát triển bền vững. Theo dự kiến, việc thực hiện các đề xuất này sẽ tiếp tục được bàn thảo tại Hội nghị CG giữa kỳ, diễn ra tại Hà Tĩnh vào giữa năm 2011.

Đơn vị: Triệu USD

5 nhà tài trợ song phương lớn của Việt NamODA cam kết cho 2011
Nhật1.760
Hàn Quốc412
Pháp221
Đức199
Mỹ142
5 nhà tài trợ đa phương lớn của Việt Nam
WB2.601
ADB1.500
Các tổ chức phi chính phủ270
Liên hợp quốc140
EU88

(VnExpress)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Kiều hối 2010, lạc quan hơn dự báo
  • Kinh tế, tài chính thế giới tuần đến ngày 3/12/2010
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 6/12/2010
  • Tài chính, kinh tế trong nước tuần đến ngày 3/12/2010
  • Kiều hối chuyển về nước năm 2010 đạt trên 7 tỷ USD
  • Tiền đồng Việt Nam liệu có giảm giá thêm?
  • Tìm cơ chế mới
  • Đồng rúp “vô địch thế giới chống làm giả”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!