Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế, tài chính trong nước tuần đến ngày 10/12/2010

Kinh tế trong nước đã có những diễn biến trái chiều giữa lãi suất và tỷ giá. Trên thị trường tự do, tỷ giá đã dần ”hạ nhiệt” trước các thông tin tích cực về kiều hối và dòng vốn đầu tư gián tiếp. Trong khi đó, lãi suất tiếp tục có những biến động mạnh. Trong Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, các tổ chức quốc tế tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình kinh tế Việt Nam.

Tỷ giá giảm trước thông tin khả quan về dòng vốn nước ngoài

Tỷ giá USD/VND đã giảm xuống còn 21,000 VND/USD sau khi đã tăng gần đạt mức đỉnh 22,000 VND/USD vào giữa tuần trước. Việc hạ nhiệt của tỷ giá là một thông tin tích cực trong bối cảnh nhu cầu ngoại tệ cuối năm tăng lên rất cao.

Nguyên nhân ngoài việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có động thái can thiệp vào thị trường ngoại tệ sau khi xuất hiện cơn sốt thì còn do có những thông tin tích cực về dòng ngoại tệ vào Việt Nam. Theo thông tin từ NHNN, kiều hối năm 2010 có thể đạt 8 tỷ USD, tăng 25.6% so với năm 2009, và là mức cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể trong 11 tháng lượng kiều hối đã đạt 7.6 tỷ USD, dự kiến tháng 12 lượng kiều hối tiếp tục về nhiều. Cũng theo NHNN thì dòng vốn gián tiếp ròng năm nay đã đạt gần 1 tỷ USD.

Tuần qua cũng diễn ra Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam. Phát biểu tại hội nghị, IMF và WB đều bày tỏ quan ngại về những bất ổn kinh tế của Việt Nam. Dù vậy các nhà tài trợ đã cam kết cung cấp cho Việt Nam gần 8 tỷ USD vốn OAD trong năm 2011, gần bằng con số kỷ lục năm nay.

Như vậy, có thể thấy Việt Nam tiếp tục nhận được hỗ trợ khá đắc lực của các quốc gia và tổ chức trên thế giới. Vốn ODA tiếp tục là nguồn vốn quan trọng tài trợ cho cơ sở hạ tầng đang rất yếu kém của Việt Nam. Đây cũng là nguồn vốn quan trọng bù đắp cho thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam.

Cũng liên quan đến dòng vốn nước ngoài, tuần qua sự kiện đáng chú ý là việc Vinashin bị các chủ nợ từ chối cho hoãn thời hạn trở 60 triệu USD phải trả vào cuối năm nay. Việc Vinshin khất nợ đã khiến tín nhiệm của doanh nghiệp và Việt Nam xấu hơn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ khó vay nợ trên thị trường quốc tế hơn và với lãi suất cao hơn.

Bùng nổ lãi suất và khó khăn của hệ thống tài chính

Tiếp tục đợt tăng lãi suất từ tuần trước, lãi suất tuần qua đã lên một nấc thang mới. Techcombank và SEA Bank đã công khai mức lãi suất huy động lên đến 17 và 18%. Việc hai ngân hàng này nâng lãi suất lên cao cho thấy nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng đang khá bứt thiết và cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng về thực chất khó có thể chấm dứt trong thời gian ngắn.

Trước thực trạng đó, NHNN đã ”tuýt còi” khiến 2 ngân hàng này phải hạ lãi suất huy động xuống. Hiện tại, các ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất huy động còn 15%. Tuy vậy, thực tế các ngân hàng vẫn phải huy động với lãi suất rất cao.

Nguyên nhân của những căng thẳng lãi suất được cho là các ngân hàng hiện nay đang phải chạy đua để đáp ứng một số điều kiện trong Thông tư 13. Theo đó, áp lực lớn nhất đối với ngân hàng hiện nay là đảm bảo khoản cho vay không vượt quá 80% vốn huy động. Ngoài ra, việc đảm bảo hệ số CAR 9% cũng là một thách thức không nhỏ đối với nhiều ngân hàng.

Nguyên nhân thứ hai được nhiều người nhắc đến là trong thời gian qua với sự tăng nóng của thị trường chứng khoán, vàng và ngoại tệ khiến cho tiền tiết kiệm bị rút ra khỏi ngân hàng để chảy vào thị trường này. Điều này cũng góp phần vào việc gây ra thiếu hụt vốn tại các ngân hàng.

Cũng trong tuần qua, lãi suất thị trường liên ngân hàng cũng đồng loạt tăng mạnh. Lãi suất qua đêm vượt trên 12% và đã chạm mức 13%. Như vậy, lãi suất liên ngân hàng đã tăng mạnh sau khi đã giảm vào 2 tuần trước.

Với những diễn biến trên chúng ta khó kỳ vọng thị trường lãi suất sẽ ổn định trong thời gian ngắn sắp tới. Điều này đồng nghĩa với việc sức ép lên nền kinh tế sẽ chưa thể giảm đi và tăng trưởng kinh tế trong quý 1 và quý 2/2011 sẽ bị ảnh hưởng.

(Vietstock)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Kiều hối có thể đạt 8 tỷ USD
  • Quan ngại tốc độ giải ngân ODA tại Việt Nam
  • Kiều hối 2010, lạc quan hơn dự báo
  • Kinh tế, tài chính thế giới tuần đến ngày 3/12/2010
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 6/12/2010
  • Tài chính, kinh tế trong nước tuần đến ngày 3/12/2010
  • Kiều hối chuyển về nước năm 2010 đạt trên 7 tỷ USD
  • Tiền đồng Việt Nam liệu có giảm giá thêm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!