Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2009: ODA cho Việt Nam có thể không giảm

Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) lần thứ 15 (diễn ra ngày 4-5/12/2008) bàn về ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng, hài hòa hóa thủ tục và hiểu quả viện trợ của Việt Nam. Theo đại diện các nhà tài trợ cho Việt Nam, cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam năm 2009 có thể sẽ không giảm, bất chấp sự suy giảm của kinh tế toàn cầu.

Trước thềm Hội nghị CG, ông Martin Rama - Quyền Giám đốc quốc gian Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt nam cho biết, WB dự kiến giữ mức vốn ODA trung bình 1 năm cho Việt Nam khoảng 1 tỷ USD. Ngoài ra, WB cũng đã đồng ý cấp khoản tín dụng 1,5 tỷ USD lãi suất thấp trong vòng 3 năm theo các điều kiện của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế. Các hiệp định lớn trong năm 2009 mà WB dự kiến ký kết với Chính phủ Việt Nam bao gồm dự án phát triển thủy điện (100 triệu USD), dự án phát triển năng lượng tái tạo (150 triệu USD)… Tuy nhiên, ông Martin Rama cho rằng, tiến độ giải ngân các dự án ODA trong năm tới nhiều khả năng sẽ vẫn chậm.
 
Bên cạnh đó, chính sách của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đối với Việt Nam dự kiến cũng sẽ không có thay đổi lớn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục ký kết nhiều hợp đồng ODA lớn với ASB trong năm 2009 để thực hiện các dự án như: Dự án sản xuất điện Cà Mau (400 triệu USD), dự án đường vành đai 2 tại TP.HCM (300 triệu USD)… Trưởng đại diện Bộ Phát triển Anh Quốc (DFID) – bà Fiona Lappin cũng cho biết, DFID đã ký kết với Việt Nam một thỏa thuận 10 năm, theo đó, mỗi năm DFID tài trợ không hoàn lại 50 triệu Bảng Anh. Trước mắt, trong năm 2009, các khoản viện trợ từ nhà tài trợ này sẽ tập trung vào các lĩnh vực như xúc tiến giao thương toàn cầu, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Bà Lappin đánh giá cao các biện pháp thắt chặt tiền tệ, cắt giảm chi tiêu công của Chính phủ Việt Nam, song khuyến nghị Việt Nam nên tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng với sự lựa chọn, giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính hiệu quả cao.
 
Sở dĩ các nhà tài trợ vẫn đưa ra những tín hiệu tích cực về cam kết ODA cho Việt Nam là do các nhà tài trợ đều đánh giá Việt Nam sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn này. Một báo cáo của Vụ Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) vừa được công bố, cho biết Việt Nam luôn theo đuổi chính sách quản lý nợ thận trọng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến quản lý vay, trả nợ nước ngoài; xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu nợ, bảo lãnh, cho vay lại… Vì vậy, các chỉ số nợ nước ngoài của Việt nam từ 2000 đến nay luôn trong giới hạn an toàn, được WB và IMF đặt trong danh sách nhóm các nước có mối nguy thấp về nợ nước ngoài.

(Theo vinanet)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Hoàn thành vượt mức nhiệm vụ ngân sách Nhà nước năm 2008
  • Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp từ quý IV/2008
  • Năm 2008, Kho bạc Nhà nước: Phát hiện hơn 12.500 khoản chi không đúng thủ tục
  • Thu thuế đang có xu hướng giảm mạnh
  • Hai “đại” ngân hàng công bố tiếp tục hạ mạnh lãi suất cho vay
  • Vì sao vẫn giữ cơ chế cho vay theo trần lãi suất?
  • Các tổ chức tín dụng: Vượt qua khó khăn, tăng trưởng tốt
  • Chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt có vai trò then chốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!