Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới: Muộn còn hơn không

Tính đến tháng 5/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Có phải là giải pháp quan trọng nhất?

Điều này chứng tỏ, Việt Nam đang có nhiều ngân hàng. Thế nhưng, thực tế, có những ngân hàng không hoạt đúng theo tiêu chuẩn của ngân hàng, mà phần lớn chỉ là những đơn vị cho vay thế chấp, không khác các tiệm cầm đồ. Trong khi đó, chức năng của hệ thống ngân hàng phải là cung cấp tài chính cho nền kinh tế phát triển ổn định và thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước để kiềm chế lạm phát. Năm 2007, tín dụng ngân hàng tăng trưởng rất mạnh nhưng không phải cho vay để sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là cho vay để đầu cơ. Chính lượng tiền quá lớn được đầu cơ vào chứng khoán, bất động sản đã đẩy giá lên một cách phi lý.

Khi mất tính thanh khoản, các ngân hàng buộc phải huy động vốn bằng mọi giá. Điều này đã khiến mức lãi suất cơ bản bị đẩy lên. Lãi suất cho vay quá cao khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, có vay được thì các chi phí đầu vào bị đẩy lên, khiến cho lạm phát gia tăng. Bên cạnh đó, ở nước ta lại tồn tại nhiều ngân hàng hoạt động không có bài bản. Nhiều ngân hàng yếu, vốn điều lệ chưa tới 1.000 tỷ đồng, thì rất khó có thể cung ứng những dịch vụ cần thiết cho kinh tế phát triển. Trong tình hình như hiện nay, việc cho phép thành lập thêm các ngân hàng mới có thể sẽ làm cho tình hình thêm “rối”.

Gần đây nhất, bản kiến nghị của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Havard cũng đã đề cập đến việc này và xem đây là một trong số những giải pháp quan trọng nhất cần được áp dụng trong thời gian từ nay đến cuối năm. Theo quan điểm của nhóm này, Ngân hàng Nhà nước cần ngay lập tức tuyên bố không thành lập thêm ngân hàng thương mại nội địa trong vòng 12 tháng. Mục tiêu của việc này là giúp giảm tăng trưởng tín dụng để làm cơ sở cho giảm lạm phát, giúp ổn định hệ thống ngân hàng, chuẩn bị cho việc sáp nhập và mua lại các ngân hàng yếu kém và giảm gáng nặng cho hệ thống giám sát ngân hàng.


Các chuyên gia nói gì?

"Dù hiện có nhiều ngân hàng không đúng “chuẩn”, nhưng cũng không nên quá “siết” việc cấp phép lập ngân hàng mới” - đó là quan điểm của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành trước chỉ đạo của Chính phủ về việc tạm ngừng cấp giấy phép thành lập mới cũng như tiếp nhận hồ sơ xin thành lập các ngân hàng cổ phần thương mại.

TS. Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Hà Nội khẳng định: “Theo tôi, lẽ ra quyết định trên của Ngân hàng Nhà nước phải được đưa ra sớm hơn, thời điểm này là hơi chậm, bởi những bất cập từ sự ra đời của những ngân hàng mới đã có ảnh hưởng trên thực tế”. Ông phân tích: “Ở đây, nền kinh tế cũng như trong hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bộc lộ hai hệ quả chính. Thứ nhất là do sự tham gia của loạt ngân hàng mới, cung tiền tăng và là một nguyên nhân dẫn tới lạm phát khó khăn như hiện nay. Thứ hai là hệ quả về an toàn hệ thống. Tôi cho rằng nợ xấu, nợ khó đòi đang là một vấn đề mà các ngân hàng phải đối mặt”.
Trước đó, liên quan đến tính an toàn của hệ thống, chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du cũng đã cảnh báo việc có quá nhiều ngân hàng trong một nền kinh tế quy mô còn nhỏ sẽ dễ dẫn tới những rủi ro. Cụ thể là những cuộc đua lãi suất căng thẳng và tính thanh khoản trong thời gian qua. Và khi một ngân hàng cổ phần gặp rủi ro, đổ vỡ có thể là một “ngòi nổ” kích hoạt tính an toàn của cả hệ thống.
TS. Nguyễn Minh Phong còn cho rằng, việc dễ dãi trong cấp phép và sự ra đời của nhiều ngân hàng mới mà không do nhu cầu thực sự của nền kinh tế cũng chính là một yếu tố gây tổn thương nặng nề đối với thị trường chứng khoán thời gian qua. “Cổ phiếu ngân hàng mới, cũ, lớn, nhỏ đồng loạt tăng lên, có thể tạo những mức giá ảo, rồi lại đồng loạt sụt giảm. Rồi thị trường chứng khoán lại chứng kiến việc tăng vốn ồ ạt của các ngân hàng; rồi những rủi ro trong việc ngân hàng chưa thành lập những đã rao bán, chuyển nhượng cổ phần… Mà cổ phiếu ngân hàng luôn có ảnh hưởng lớn trên thị trường. Ở đây cũng có trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước”, ông Phong nói.

Lý do tạm ngừng cấp phép lập ngân hàng mới là để điều chỉnh lại các tiêu chí, điều kiện liên quan. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết hiện kế hoạch điều chỉnh này đang chờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình, định hướng… nên chưa thể đưa ra thông tin cụ thể trong thời điểm này.

Liên quan đến yêu cầu quản trị, theo khuyến nghị của ông Võ Tấn Hoàng Văn - Phó tổng giám đốc Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét bổ sung thêm các ủy ban mới trong cơ cấu tổ chức ngân hàng như Ủy ban đề cử (đề cử các vị trí nhân sự chủ chốt), Ủy ban lương thưởng…, cũng như có quy định bắt buộc về sự tham gia và mức độ tham gia của các thành viên độc lập trong Hội đồng Quản trị mà không có quan hệ kinh tế với ngân hàng, nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả hoạt động. “Vào thời điểm căng thẳng về ngoại tệ, trong một ngày, khối các ngân hàng thương mại trao đổi với nhau hàng trăm triệu USD mà có khi Ngân hàng Nhà nước không nắm được. Tôi không hiểu với phong trào thành lập ngân hàng như hiện nay, chúng ta sẽ quản lý như thế nào”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đưa ra nhận xét.

(Theo DDDN)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Cần nâng chuẩn an toàn vốn các ngân hàng?
  • Các ngân hàng tăng cường bảo vệ an toàn nơi đặt máy ATM
  • “Cuộc chiến” trong lĩnh vực tài chính
  • Tín dụng tăng trưởng chậm
  • Sẽ thành lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện
  • Bổ sung quy định về thành lập Ngân hàng TMCP
  • Tạm dừng việc xem xét cấp giấy phép thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần
  • Ngân hàng đua nhau mở dịch vụ thẻ tín dụng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!