Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó về lãi suất vay

Trong 100 doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát thường niên về tình hình hoạt động kinh doanh của khu vực châu Á do UPS thực hiện, có 46% cho biết gặp khó khăn về lãi suất tín dụng.

Tập đoàn vận tải hàng đầu thế giới (UPS), vừa công bố kết quả khảo sát 1.351 doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh tại 13 thị trường trọng yếu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bao gồm Việt Nam, Australia, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Đây là năm đầu tiên Việt Nam tham gia vào cuộc khảo sát thường niên này.

Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Việt Nam tin tưởng rằng họ đóng vai trò then chốt quyết định tương lai của nền kinh tế nước nhà. Đồng thời cũng lạc quan về những triển vọng phát triển kinh doanh đang được mở ra trước mắt.

Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến tài chính, chi phí là mối quan tâm hàng đầu của họ. Các chủ doanh nghiệp cho biết, đang đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó đau đầu nhất là tài chính, chi phí. Đáng chú ý, có 46% các doanh nghiệp Việt Nam được hỏi cho rằng khó khăn về lãi suất tín dụng.

Có đến 41% kêu gọi hỗ trợ từ phía Chính phủ nhằm cắt giảm lãi suất vay vốn, giảm bớt gánh nặng tài chính, vì hiện tại một số ngân hàng vẫn áp dụng mức lãi suất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên 14% một năm. Mức này vượt khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Trong khi đó, 23% cho rằng họ cần hỗ trợ tài chính để nâng cấp công nghệ và trang thiết bị, 19% mong muốn Chính phủ sẽ có chính sách hỗ trợ thương hiệu Việt.

Nhiều chuyên gia cho rằng, năm ngoái, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi nhuận tốt, có phần đóng góp không nhỏ của chi phí vốn rẻ, từ lãi suất thấp. Năm nay, chi phí đầu vào tăng, mà giá bán sản phẩm ở đầu ra không dễ tăng tương ứng. Trong khi lãi suất vay lại đang ở mặt bằng khá cao. "Sức chịu đựng của họ là rất có giới hạn", một chuyên gia thốt lên.

Với việc điều chỉnh một vài điểm trong Thông tư 13 mới đây, các chuyên gia hy vọng lãi suất sẽ được giảm xuống. Khi đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ có cơ hội nhiều hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để mở rộng sản xuất.

Ông McLean, Tổng giám đốc UPS tại Việt Nam cho rằng, để duy trì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần nhiều hơn nữa bàn tay giúp đỡ của chính phủ. "Các SME Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ để phát triển và giúp cho các nhãn hàng Việt thực sự có chỗ đứng trong thị trường khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung trong những năm tới”, ông McLean nói.

Cũng theo như kết quả từ cuộc khảo sát này, Việt Nam là thị trường lạc quan thứ nhì trong khu vực châu Á về triển vọng phát triển kinh doanh trong năm nay với 72% doanh nghiệp được hỏi cho rằng công ty của họ sẽ hoạt động tốt và hiệu quả trong thời gian tới.

Trong một hội thảo về động thái doanh nghiệp mới đây, Bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp, cho biết nhiều doanh nghiệp ghi nhận môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, đang dần dần đưa vào trạng thái kiểm soát tốt. Do đó, các doanh nghiệp kỳ vọng rằng tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn so với sự phục hồi đã đạt được trong thời gian qua.

(VnExpress)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!