Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao vốn hỗ trợ lãi suất trung, dài hạn tăng chậm?

Đến nay, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn mới chiếm 0,2% tổng dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất.

Mặc dù Quyết định 497/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất (HTLS) vốn vay trung và dài hạn để mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn đã được ban hành cách đây hơn 4 tháng, song đến nay, dư nợ cho vay HTLS trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ HTLS. 

Theo thống kê của NHNN, tính đến ngày 7/8, dư nợ HTLS theo Quyết định 497 đạt 812,26 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,2% trong tổng dư nợ được HTLS. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và quỹ tín dụng trung ương là 797,37 tỷ đồng, chiếm 98,2%. Với khối ngân hàng TMCP, đến nay, chỉ có 7 trong tổng số 37 ngân hàng có dư nợ HTLS theo Quyết định này. Riêng nhóm ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính chưa có dư nợ HTLS trung và dài hạn.

Sở dĩ vốn vay HTLS trung, dài hạn tăng trưởng chậm, theo lý giải của các ngân hàng TMCP, là trong bối cảnh thị trường còn khó khăn hiện nay, rủi ro đối với việc phát triển tín dụng trung và dài hạn rất lớn. Mặt khác, với chi phí đầu vào đang dần đội lên khi mức lãi suất tiền gửi cao nhất đã gần chạm trần lãi vay đối với doanh nghiệp, dẫn đến nguồn thu từ hoạt động tín dụng “co” lại, khiến ngân hàng ngại giải ngân. 

Còn theo lý giải của tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần, Thông tư 15/2009/TT-NHNN vừa được NHNN ban hành ngày 10/8, quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam giảm từ 40% xuống còn 30% cũng là một trong những lý do khiến các ngân hàng phải tính lại “bài toán” cho vay trung và dài hạn. 

Theo nhận định của ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng An Bình (ABBank), ngoài những lý do trên, thì dư nợ cho vay HTLS trung và dài hạn tăng chậm còn do khách hàng chưa mặn mà tiếp cận vốn ngân hàng để đầu tư, khi nhận thấy dự án còn thiếu tính khả thi và đầu ra của sản phẩm còn hạn chế trong bối cảnh thị trường hiện nay. Còn với ngân hàng, ông Thanh cho rằng, không có lý do gì để từ chối cung ứng vốn cho nhũng khách hàng có dự án kinh doanh khả thi và hiệu quả. 

Còn theo ông Đỗ Minh Toàn Toàn, Phó tổng giám đốc phụ trách Khối khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng Á Châu (ACB), hiện nhu cầu vốn trung, dài hạn của khách hàng vẫn tăng trưởng, nhưng các ngân hàng tỏ ra thận trọng hơn, bởi NHNN thực hiện chính sách kiểm soát chặt tín dụng. Trên thực tế, trong gần một tháng trở lại đây, dư nợ đối với tín dụng HTLS ngắn hạn bằng VND theo Quyết định 131/2009/QĐ-TTg đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, với mức tăng bình quân chỉ từ 0,02% đến trên 1%/tuần. Theo báo cáo nhanh của các NHTM, dư nợ cho vay HTLS bằng VND đến ngày 20/8 đạt trên 396.000 tỷ đồng, chỉ tăng 0,25% so với ngày 13/8. 

Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, khác với gói vốn HTLS ngắn hạn, cho vay vốn trung và dài hạn theo chủ trương tại Quyết định 497 cần được đẩy mạnh hơn, kể cả sang năm 2010, bởi có như vậy mới thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế. TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, với gói vốn HTLS ngắn hạn có thể xem xét để giảm bớt mức lãi suất được hỗ trợ, nhưng gói vốn HTLS trung và dài hạn phải được đẩy mạnh hơn, vì các đối tượng được hưởng chính sách này chủ yếu là nông dân và làng nghề, mà một khi làng nghề phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

(Theo Thùy Vinh // Báo đầu tư )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!