Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cốt lõi của chống nhập siêu là giáo dục

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, năm 2009, giá trị xuất khẩu của Việt Nam là 57 tỷ USD, trong khi nhập khẩu lên tới 69 tỷ USD. Và chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2010, mặc dù xuất khẩu mới đạt 32 tỷ USD nhưng nhập khẩu thì đã hơn 38 tỷ USD, nghĩa là nhập siêu hơn 6,2 tỷ USD. Đây là con số đáng báo động bởi nền kinh tế nước ta mới đi được hơn ½ chặng đường năm 2010.

Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.

Ai là “thủ phạm”?

Từ năm 1997 đến nay, xuất siêu, nhập siêu có sự chênh lệch khá lớn. Nhập luôn nhiều hơn xuất

Tại tọa đàm “Một số giải pháp thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội, theo TS Nguyễn Quang A khẳng định, giá trị xuất khẩu của nước ta chủ yếu là xuất khẩu dầu thô. Theo TS Nguyễn Quang A: “Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất siêu tốt, nhưng nếu trừ xuất khẩu dầu thô đi thì cũng không được là mấy. Do vậy, vài năm trở lại đây, xuất siêu đã bị âm”.

Nhìn lại những mặt hàng của ta sản xuất, có thể thấy rõ một đặc điểm là có giá trị gia tăng thấp. Trừ những phần là tài nguyên có giá trị gia tăng khá như dầu, than... còn lại những mặt hàng khác như dệt may, da giày, chúng ta đang tiến hành xuất khẩu trên cơ sở vẫn phải nhập quá nhiều nguyên liệu. Xuất nhỏ, nhập lớn nhưng giá trị gia tăng không lớn là những lý do khiến nền kinh tế của chúng ta vẫn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu.

Điểm qua những mặt hàng tiêu thụ nhiều trong nước như ô tô, xe máy, các sản phẩm điện tử ... đều là những mặt hàng nhập phụ kiện và nguyên liệu mà xuất thì chỉ là con số nhỏ. Điển hình như thép mặc dù xuất khẩu chỉ khoảng 65 triệu USD trong con số nhập khẩu lên tới 3,3 tỷ USD. Theo ước lượng của các chuyên gia, mặc dù doanh nghiệp nhà nước xuất chỉ chiếm tỷ lệ 15-20% nhưng lại chính là thành phần nhập siêu lớn nhất. “Qua đó, có thể thấy thủ phạm của nhập siêu làcác doanh nghiệp quốc doanh” – TS Nguyễn Quang A khẳng định.

Nói đến nhập siêu thì không thể không nhắc tới Trung Quốc. Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan - Ủy viên ủy ban tài chính và ngân sách của Quốc hội cho biết, trong thời gian qua, chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ 2,9 tỷ, trong khi nhập 9,8 tỷ. Nhập siêu gần 7 tỷ.

Cũng theo bà Loan, 90% các dự án tổng thầu IPC của Việt Nam là nhà thầu Trung Quốc, trong đó, chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim. Hiện nay, 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, hoặc làm tổng thầu, hoặc liên quan đến tổng thầu, trong đó có 12 dự án điện, 4 dầu khí, 5 khai khoáng, 5 luyện kim, 5 hóa chất... của Việt Nam.

“Họ đang đưa tất cả vật tư, kể cả bu-lông, ốc-vít đến nhân công từ Trung Quốc sang. Hầu hết, các dự án này rất hạn chế mua hàng Việt Nam, sử dụng người Việt Nam. Nhiều công trường có đến hàng nghìn lao động Trung Quốc được nhập vào để thi công và nhà nước Việt Nam khó có thể quản lý được” - bà Loan khẳng định.

“Chữa bệnh” cách nào?

Nói về giải pháp chống nhập siêu, TS Nguyễn Quang A khẳng định: Cốt lõi của chống nhập siêu là giáo dục. Theo lý giải cua vị chuyên gia này, trước mắt chúng ta phải giáo dục những nhà hoạch định chính sách, để họ hiểu đúng là vì sao có nhập siêu, làm thế nào để hết nhập siêu: “Những chính sách bất hợp lý về mua sắm tài sản công chính là thủ phạm tạo nên nhập siêu lớn. Thay đổi tư duy để họ có quan điểm sử dụng sản phẩm nội địa là điều rất cần thiết" – TS Nguyễn Quang A cho biết.

Tiếp đến, chúng ta phải giáo dục các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao sức cạnh tranh của mình, phải làm sao để tăng giá trị hàng hóa của mình để dẫu bán trong nước hay bán ra nước ngoài thì giá trị gia tăng hàng hóa của mình sẽ cao hơn. Thực tế, hiện nay chúng ta có thể xuất khẩu với số lượng rất lớn, số tiền thu về được cũng không phải là nhỏ. Tuy nhiên, phần thực của người Việt Nam làm ra rất ít. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo ra sức cạnh tranh, chừng nào hàng Việt Nam chất lượng chưa tốt, giá chưa hợp lý thì người tiêu dùng chưa thể tìm đến. Và nếu không thể tận dụng thị trường tiềm năng trong nước, thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng khó lòng có thể hội nhập quốc tế một cách sâu rộng được.

Cuối cùng, chúng ta phải giáo dục người tiêu dùng. Với công nghệ hiện đại như thời buổi này, người tiêu dùng không đủ “tinh” để phân biệt hàng thật với hàng giả, hàng rẻ với hàng tốt. Tâm lý chung của người tiêu dùng Việt Nam là thích mua hàng giá rẻ, mà đôi khi hàng rẻ lại không có lợi cho bản thân người tiêu dùng. Cụ thể như thức ăn và thuốc, có thể gây nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người tiêu dùng. Hay như dòng nhạc giao hưởng, thính phòng, chúng ta không giáo dục trẻ em từ nhỏ, vì vậy, cho đến lúc trưởng thành, nhiều người dân Việt Nam không thể hiểu và “yêu” được dòng nhạc này cho dù nó vẫn được coi là dòng nhạc quý tộc.

Bàn về giải pháp chống nhập siêu, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cũng chỉ ra những bất cập trong chính sách mua sắm tài sản công của các công trình, dự án, cơ quan Nhà nước. Theo ông Thành, chúng ta chưa quan tâm đúng mức trong việc mua sắm thiết bị là hàng Việt Nam cho các công trình, dự án lớn. Bởi vậy, bao năm qua, trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư vốn nhà nước sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước không được quan tâm đúng mức, do đó hàng hóa nước ngoài thường được ưu tiên và thắng thầu.

Mặc dù Thủ tướng đã có chỉ thị “Về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước” nhưng lại chưa qui định rõ về các trường hợp đấu thầu mua sắm vật tư của các Bộ, ngành, và các địa phương theo chủ trương “Ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chính vì vậy, các dự án này thường lựa chọn đối tác cung ứng vật tư, hàng hóa theo chiều hướng có lợi cho họ. Đơn vị nào cung ứng vật tư chất lượng cao, giá cả phải chăng thì họ sẽ tin dùng.

Theo Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan, các nhà lãnh đạo của Việt Nam cần có thái độ rõ ràng để ủng hộ hàng Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tự nâng cao chất lượng, uy tín, khả năng cạnh tranh để chứng minh với người tiêu dùng là sản phẩm của mình tốt, có chất lượng tương đương với nước ngoài và giá cả lại hợp lý với điều kiện tiêu dùng của người Việt Nam. Còn đối với người tiêu dùng, cũng nên ý thức việc ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho con em mình trong tương lai.

(Theo Doãn Hiền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo