Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thời của nông sản xuất khẩu?

Suy thoái kinh tế toàn cầu tác động mạnh đến xuất khẩu, trong đó có thủy sản. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ tôm sú bị thu hẹp dần, kể cả ở Nhật Bản, đất nước vốn ưa chuộng con tôm sú, để chuyển qua tiêu thụ tôm thẻ chân trắng vì giá rẻ hơn. Trên thị trường thế giới, tôm sú trở thành mặt hàng xa xỉ bị nên rớt giá mạnh.
 

Sau nhiều năm chuyển qua nuôi tôm sú một cách ồ ạt và tự phát, môi trường bị ô nhiễm, thủy lợi phục vụ thủy sản không hoàn chỉnh, cộng với con giống không đảm bảo và thời tiết thất thường khiến cho việc nuôi tôm sú không còn là thị trường gặt hái siêu lợi nhuận như trước mà ngược lại là “siêu rủi ro”. Số hộ nuôi bị thua lỗ cứ tăng lên, diện tích giảm xuống. Từ nuôi công nghiệp, để giảm nguy cơ nhiều nơi trở lại nuôi quảng canh cải tiến hoặc… “bỏ của chạy lấy người” như nhiều xã ở huyện Cần Giờ (TPHCM). 
 

Mít nghệ, trong nước chỉ để ăn chơi, nhưng nay là mặt hàng xuất khẩu sang nhiều nước. Ảnh: Đ.P


Tình trạng đói nguyên liệu chế biến trở thành nỗi lo triền miên của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sú, mặt hàng đem về kim ngạch xuất khẩu cao nhất của ngành thủy sản nhiều năm liền mà những tháng đầu năm nay đã bị con cá tra, ba sa vượt qua.
 

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản (Vasep) Lê Minh Quang (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy hải sản Minh Phú), kim ngạch xuất khẩu tôm sú năm 2009 giảm ít nhất 30% so với năm 2007.
 

Việc nhập nguyên liệu từ Trung Quốc (tôm thẻ chân trắng), đặc biệt là tôm sú từ Ấn Độ gặp rủi ro về chất lượng và an toàn thực phẩm, nên chỉ là giải pháp tình thế, không phải là phương án căn cơ. Trong tình thế đó, nếu tiếp tục trông chờ vào con tôm sú sẽ gặp nhiều khó khăn thời gian tới. Vì vậy, không ít doanh nghiệp đã chuyển qua đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản; mặt hàng rau, củ, quả vốn rất dồi dào và ở nhiều nơi, chỉ cần tổ chức được việc sản xuất theo quy trình khép kín để có vùng nguyên liệu ổn định và xây dựng nhà máy chế biến.
 

Phó Chủ tịch Thường trực VASEP, TS Nguyễn Hữu Dũng, nhận định, nền kinh tế đang trong cơn suy thoái nên khó khăn là tình trạng chung của tất cả doanh nghiệp, nhưng đây lại là thời cơ để doanh nghiệp chấn chỉnh lại chất lượng sản phẩm, tái đầu tư thiết bị mới (nhờ giá rẻ và lãi vay ngân hàng thấp) và liên kết tốt giữa vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản bắt đầu nhìn nhận, chế biến nông sản xuất khẩu trở thành mặt hàng đối trọng với con tôm sú để có thể cân bằng rủi ro trước những biến động thị trường theo chiều hướng xấu, như khoảng 2 năm qua.
 

Đồng quan điểm này, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản (CPTS) Bạc Liêu, ông Nguyễn Thanh Đạm, cho biết, nắm bắt được xu hướng mới, khi có nhiều khách hàng nước ngoài ký dài hạn nhập khẩu các mặt hàng nông sản, công ty mạnh dạn đầu tư vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến để đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho các năm tới. Ngoài ra, để chiếm lĩnh thị phần ngày càng nhiều hơn mặt hàng “surimi”, cuối năm 2008, công ty còn mạnh dạn đầu tư nhà máy chế biến chả cá nguyên liệu tại Gành Hào, công suất 3.500 tấn sản phẩm/năm và đã đi vào hoạt động. Bên cạnh việc chuyển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm chế biến nông, thủy sản (tôm, cá, rau, củ, quả…), việc mở thêm thị trường mới, ngoài thị trường truyền thống dù gặp khó khăn ban đầu do quy định chất lượng ngặt nghèo (nhất là thị trường châu Âu), nhưng cũng đã dần đi vào ổn định và phát triển mạnh sản lượng nông sản xuất khẩu vào thị trường này ngay trong năm nay.
 

Hiện vùng nguyên liệu cà tím và đậu bắp ở 3 tỉnh Khánh Hòa, Bạc Liêu và Vĩnh Long của công ty lên đến 132 ha và đang khai thác tối đa mặt hàng rau, củ, quả đông lạnh xuất khẩu. Lượng rau, củ, quả chế biến xuất khẩu của một khách hàng đã tăng từ 19 container/tuần (tháng 1, 2, 3) lên 36 đến 45 container/tuần (tháng 4, 5). Những bước chuyển trên đã tạo nên nền tảng vững chắc trong hoạt động xuất khẩu cho không ít doanh nghiệp chế biến thủy sản. Nhờ đó, Công ty CPTS Bạc Liêu không những duy trì tốc độ phát triển, 5 tháng đầu năm lãi gần 4 tỷ đồng và có thể đạt con số 15 tỷ năm nay.
 

Theo nhiều doanh nghiệp, không phải bi quan, nhưng có thể nói, thời kỳ độc chiếm của mặt hàng thủy sản (chủ yếu là con tôm sú) đang giảm dần vai trò, trong khi diễn biến trên thị trường thế giới cho thấy nhiều mặt hàng nông sản có nhiều triển vọng mới như cách mà Vinamit (TPHCM), Antesco (An Giang)… đã làm và đang đưa những mặt hàng mít, đậu bắp, khoai lang, cà tím… tưởng chừng rất đỗi bình dân ra thế giới, khẳng định chất lượng, giá cả cạnh tranh, với bao bì và mẫu mã hiện đại, bắt mắt.

(Theo SGGP)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Lúa gạo tại ĐBSCL - Mới thu đã... lỗ
  • “Vẫn phải để vàng trong thống kê xuất nhập khẩu!”
  • Xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Trung Quốc: Cần chuyên nghiệp hóa
  • Giá hàng hóa tăng vọt khi đồng đô la sụt giảm
  • Thị trường trong nước bị bỏ quên
  • VN ngày càng thích nghi với thị trường quốc tế
  • Buôn lậu những mặt hàng "nóng" vẫn hoành hành trên tuyến biên giới
  • Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo