Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lúa gạo tại ĐBSCL - Mới thu đã... lỗ

Nông dân ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa hè thu với tâm trạng lo âu vì thị trường trầm lắng, giá giảm mạnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng lâm cảnh khó vì “ôm” lúa đầy kho mà đầu ra nhỏ giọt nên không thể đẩy mạnh thu mua…

 
Lo rớt giá


Đến nay, có hơn 120.000 ha trong tổng số 1 triệu ha lúa hè thu tại ĐBSCL mới thu hoạch. Nông dân đang lo sốt vó trước tình trạng lúa rớt giá. Tại Tiền Giang, giá lúa IR 50404 ở Cai Lậy bán tươi tại ruộng chỉ còn 2.600-2.700 đồng/kg, lúa khô 3.000-3.200 đồng/kg, giảm 1.000-1.200 đồng/kg so với lúc cao điểm vào tháng 3-2009.
 

Nông dân Đặng Văn Tâm, ngụ ấp Chà Là, xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy cho biết: “Lúa IR 50404 chỉ còn 3.200 đồng/kg, nhóm lúa loại OM như 2514, 2717… cũng chỉ dao động từ 3.800 – 4.100 đồng/kg; lúa thơm Jasmine 4.500 – 4.800 đồng/kg, tùy giàn lúa bị sập ít hay nhiều. Với giá này, nông dân cầm chắc từ huề đến lỗ”.
 

Gạo tồn kho chờ xuất khẩu tại ĐBSCL.

Tại Đồng Tháp, tình hình thu mua lúa hè thu rất chậm chạp, giá giảm trong khi nông dân mới thu hoạch do vậy nguy cơ tồn đọng lúa trong dân, lỗ lã rất lớn. Ông Dương Nghĩa Quốc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, cho biết: Vụ hè thu năm 2009, toàn tỉnh xuống giống hơn 195.000 ha, tổng sản lượng ước hơn 1 triệu tấn, sẽ thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 7-2009. Đến nay, nông dân trong tỉnh mới thu hoạch 17.000 ha, năng suất 52,6 tạ/ha, sản lượng 89.000 tấn. Lúa chưa thu hoạch khoảng 930.000 tấn. Nếu tính vụ thu đông sắp tới, dự kiến xuống giống 55.000 ha, sản lượng hơn 240.000 tấn. Số lúa mà nông dân Đồng Tháp thu hoạch từ nay đến cuối năm là 1.171.000 tấn. Sau khi cân đối nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, lượng lúa hàng hóa còn lại 650.000 tấn.

 

Tại Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang… giá lúa nguyên liệu IR50404 cũng chỉ từ 3.000-3.300 đồng/kg (tùy loại), các loại lúa chất lượng cao 3.800-4.200 đồng/kg. Vụ hè thu thu hoạch vào mùa mưa nên công thu hoạch, phơi sấy tăng thêm, chi phí đầu tư cao nên nông dân rất khó có lời. Ông Hồ Minh Khải, Giám đốc Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ, trần tình: “Giá lúa gạo ở thị trường nội địa và xuất khẩu đang ở mức thấp, do vậy chúng tôi không thể mua lúa của nông dân với giá cao”…

 

Gạo tồn đọng nhiều, doanh nghiệp... kêu trời


Vụ hè thu đang thu hoạch, giá sụt giảm mạnh, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo tại ĐBSCL còn tồn đọng lúa chất lượng cao của vụ đông xuân khá nhiều và phải chịu lỗ lớn do mua với giá cao… Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ thu mua 21.000 tấn lúa chất lượng cao theo phương thức bao tiêu sản phẩm cho nông dân trong vụ đông xuân. Đến nay, doanh nghiệp này còn tồn kho khoảng 4.000 tấn lúa và 3.000 tấn gạo 5% tấm.
 

Trong vụ lúa vừa qua, doanh nghiệp này mua lúa chất lượng cao với giá 5.050 đồng/kg nhưng đến nay loại lúa này chỉ còn 4.600 đồng/kg; giá gạo 5% tấm khi mua 5.700-5.800 đồng/kg, nay còn khoảng 5.500 đồng/kg. Do vậy, Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ đã lỗ gần 3 tỷ đồng vì chưa tiêu thụ hết lượng lúa gạo đã mua. “Chúng tôi đang sốt vó lo chuyện bán hết số lúa, gạo đã mua trong vụ lúa đông xuân vừa qua để cắt lỗ. Chuyện tiêu thụ lúa hè thu cho nông dân sẽ tính sau”- một doanh nghiệp kinh doanh lương thực ở quận Thốt Nốt, Cần Thơ cho biết.
 

Hiện 4 doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Kiên Giang đang còn tồn hơn 126.000 tấn. Trong đó, Công ty Du lịch – Thương mại Kiên Giang 65.300 tấn, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu 18.222 tấn, Công ty CP Nông lâm sản 43.176 tấn và Công ty CP Kinh doanh nông sản 8.500 tấn. 4 đơn vị này đã ký hợp đồng xuất khẩu 672.000 tấn gạo, đến nay đã giao hàng 201.931 tấn. 6 tháng cuối năm Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu xuất 130 ngàn tấn. Như vậy, lượng gạo còn tồn khoảng 70.000 tấn đã ký hợp đồng nhưng chưa có đầu ra. Ngoài ra, vụ hè thu này ước sản lượng 1,2 triệu tấn gạo, trong đó 400.000 tấn phục vụ xuất khẩu. Kiên Giang hiện không có kho dự trữ gạo, các doanh nghiệp chỉ có khả năng dự trữ tạm thời với sản lượng không lớn. Nếu không giải phóng được lượng gạo đông xuân tồn đọng trong doanh nghiệp thì khả năng nông dân tiếp tục ôm lúa tại nhà, chịu lỗ là hoàn toàn có thể.
 

Trong khi đó, theo một lãnh đạo Công ty Lương thực Tiền Giang, nhờ vốn vay của Chính phủ, công ty đã mua trữ trên 75.000 tấn gạo từ vụ đông xuân. Đến nay, chưa xuất được vì giá lúa gạo thế giới đang giảm mạnh, nên khó có khả năng đẩy mạnh mua thêm…
 

Chỉ có các “thành viên” của HTX Mỹ Thành ở xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là hồ hởi vì 12ha lúa sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP của HTX đã được Công ty ADC bao tiêu, ước sản lượng vụ này khoảng 60 tấn với giá trung bình trên 6.000 đồng/kg (lúa thường) và trên 9.000 đồng/kg (lúa thơm).

(Theo SGGP)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • “Vẫn phải để vàng trong thống kê xuất nhập khẩu!”
  • Xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Trung Quốc: Cần chuyên nghiệp hóa
  • Giá hàng hóa tăng vọt khi đồng đô la sụt giảm
  • Thị trường trong nước bị bỏ quên
  • VN ngày càng thích nghi với thị trường quốc tế
  • Buôn lậu những mặt hàng "nóng" vẫn hoành hành trên tuyến biên giới
  • Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm?
  • Các doanh nghiệp cần tiếp cận nét mới của thị trường Nga
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo