Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Vẫn phải để vàng trong thống kê xuất nhập khẩu!”

Thời gian qua, quan điểm từ một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc đưa vàng vào thống kê xuất nhập khẩu đang làm ảnh hưởng đến cái nhìn thực chất về hoạt động này.

Có ý kiến cho rằng việc đưa vàng vào thống kê xuất nhập khẩu như trong thời gian vừa qua chỉ là việc “làm đẹp con số”.

Tuy nhiên, chịu trách nhiệm thông tin về những cân đối vĩ mô quan trọng, Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia (Tổng cục Thống kê) khẳng định: “Vẫn phải để vàng trong thống kê xuất nhập khẩu!”.

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với VnEconomy, ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng, nói:

- Việc xuất khẩu vàng tạo xuất siêu trong 3 tháng đầu năm nay là đột biến. Thường thì Việt Nam không phải nước xuất khẩu vàng, vẫn nhập là chủ yếu và nhập nhiều hơn xuất.

Năm 2008, theo thống kê thì Việt Nam nhập khẩu vàng khoảng 2,7 tỷ USD, xuất khẩu 767 triệu USD. Nhưng riêng trong quý 1/2009, chúng ta đã xuất đến 2,287 tỷ USD. Tức là nếu bỏ vàng ra khỏi con số nhập khẩu thì số liệu nhập siêu năm 2008 sẽ giảm mạnh, không căng thẳng như chúng ta đã chứng kiến.

Đó là thông lệ quốc tế

Vừa rồi, nhiều ý kiến cho rằng nên loại giá trị xuất khẩu vàng ra khỏi thông kê xuất, nhập khẩu vì vàng thực chất là tiền tệ. Quan điểm của ông thế nào?

Quan điểm vừa rồi cho rằng đối với Việt Nam nên coi vàng như một loại tiền tệ, thí dụ như khi mua bán nhà cửa, các loại tài sản lớn thì người ta thường thông qua vàng để thanh toán. Vì vậy nên loại vàng ra khỏi số liệu thống kê xuất khẩu.

Theo tôi, nếu thế thì không chỉ dừng lại ở vàng, mà còn nhiều hàng hóa khác cũng có khả năng bị loại trừ, vì nó cũng có thể trao đổi hay làm phương tiện thanh toán trung gian.

Tức là nếu loại vàng ra khỏi thống kê xuất nhập khẩu, có nghĩa là đưa Việt Nam vào dạng một nước đặc biệt mà không phải theo thông lệ quốc tế…

Nếu theo thông lệ quốc tế thì chỉ có Ngân hàng Nhà nước, hay ngân hàng Trung ương xuất, nhập khẩu vàng mới coi là vàng tiền tệ, còn các doanh nghiệp ngân hàng hoặc các doanh nghiệp phi ngân hàng khác khi nhập hay xuất vàng đều coi là hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa bình thường.

Nếu coi vàng là hàng hóa, thì những điểm gì có thể chứng minh nó là hàng hóa được?

Ví dụ khi tôi nhập khẩu về 5 tỷ đồng giá trị vàng vì lý do kinh tế nếu không qua gia công, chế tác mà được xuất khẩu ngay thì giá trị xuất khẩu này được cộng với chi phí lưu thông, cộng với phí tồn kho, trông giữ… và giá trị của nó có thể tăng thêm, thành 5 tỷ rưỡi chẳng hạn.

Trong quá trình tính chi phí sản xuất thì thống kê tài khoản quốc gia quy định là tính giá trị sản xuất theo chiết khấu, tức là doanh số bán trừ đi trị giá vốn hàng bán ra.

Trong giá trị sản xuất thì sẽ tách bạch phần nào là chi phí trung gian, bao nhiêu là giá trị tăng thêm, trong đó bao gồm cả công lao động, thuế sản xuất, khấu hao, thặng dư…

Trừ tạm nhập tái xuất là không đi vào nền kinh tế, còn trường hợp vàng hàng hoá là hoạt động xuất nhập khẩu bình thường.

Cũng như một doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu vàng, mỗi năm có nhu cầu nhập khẩu một vài tấn vàng để chế tác. Nhưng khi nhập về, họ thấy rằng tại thời điểm đó nếu chế tác thì lợi ích kinh tế không bằng xuất khẩu vàng chưa qua chế tác, vì vậy họ sẽ xuất khẩu chứ không dùng để chế tác. Đối với họ, về mặt kinh tế như thế là biết làm ăn.

Nhưng với Việt Nam, một lượng vàng lớn là đi vào sản phẩm vàng miếng. Và người dân mua về để dự trữ, có thể dùng làm phương tiện trao đổi…

Khi chuyển vàng thỏi thành vàng miếng thì đã qua chế tác rồi, đã bao gồm các loại chi phí sản xuất và lợi nhuận doanh nghiệp.Khi bán cho người dân thì họ dự trữ hay sử dụng thế nào là tùy thuộc vào họ.

Đối với doanh nghiệp, đó phải coi là hoạt động kinh doanh bình thường, dù là chế tác hay tái xuất.

Bảo làm đẹp con số là không ổn!

Cũng có quan điểm cho rằng vì không tách bạch được vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ nên Tổng cục Thống kê “lờ đi” mà tính cả vào con số xuất khẩu vừa rồi. Có đúng là không thống kê được con số vàng tiền tệ, thưa ông?

Về nguyên tắc là có thể thống kê được vàng tiền tệ hay vàng hàng hoá. Theo thống kê tài khoản quốc gia hiện nay, chúng tôi chỉ lập được tài khoản vốn - tài sản chủ yếu để tính được chỉ tiêu để dành, là nguồn cho tích lũy tài sản của chu kỳ sau, còn để lập tài khoản tài chính thì chưa lập được.

Ở đây chủ yếu là vấn đề thông tin. Trong tài khoản tài chính thì toàn bộ phần vàng, hay tiền, giấy tờ có giá… thì thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi chưa nhận được thông tin này để tính và lập tài khoản tài chính.

Vậy có chuyện không tách bạch trong con số thống kê không?

Hoàn toàn là tách được. Lượng vàng Ngân hàng Nhà nước nhập về làm dự trữ hiện nay về nguyên tắc là không tính vào con số nhập khẩu hàng hoá. Khi Ngân hàng Nhà nước trả  nợ nước ngoài, hay “tung” ra bán cũng không tính vào con số xuất khẩu hàng hoá.

Nếu Ngân hàng Nhà nước nhập vàng cho mục đích dự trữ thì sẽ được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
 
Nếu cho rằng Tổng cục Thống kê vì không tách được vàng tiền tệ và hàng hóa mà đưa toàn bộ số liệu vào, để làm đẹp con số là không ổn!

Có ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô?

Nếu loại vàng ra khỏi thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu thì có ảnh hưởng gì đến các cân đối vĩ mô không, thưa ông?

Khi quan niệm vàng là xuất hay nhập khẩu hàng hóa rồi thì nó sẽ tác động đến tính toán vĩ mô. Nếu loại bỏ vàng ra khỏi thống kê xuất, nhập khẩu thì sẽ tác động ngay đến việc nhìn nhận về cán cân thương mại.

Vì vậy nên chỉ tính nhập khẩu vàng mà lại không tính xuất thì không cân đối được.

Tức là tính vàng hay không thì kiểu gì cũng ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô?

Trong khi tính cân đối sử dụng GDP thì phần nguồn bao gồm GDP và nhập khẩu, nguồn của GDP được  sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản, cho xuất khẩu (GDP + nhập khẩu = tích lũy tài sản + tiêu dùng cuối cùng + xuất khẩu), những năm trước, GDP tăng rất cao, cộng với nhập khẩu thì nguồn GDP cho sử dụng cho tích luỹ tài sản, tiêu dùng cuối cùng và cho xuất khẩu là rất lớn.

Song nếu đã tính một loại hàng hoá nào đó vào nhập khẩu thì phải tính vào tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản hay xuất khẩu. Vì vậy, nếu đã tính nhập khẩu vàng là hàng hoá mà lại không tính vào xuất khẩu, thì lượng vàng đó phải tính vào tích lũy tài sản hoặc tiêu dùng cuối cùng.

Năm 2008, tích lũy tài sản cao, trong đó có phần tồn kho của vàng hàng hoá và lượng tồn kho này có một phần được tính vào xuất khẩu của quý 1/2009.

Việc hoạch toán như vậy, không chỉ có Việt Nam mà các nước khác cũng như vậy. Quan điểm của tôi trừ xuất nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp ngân hàng, phi ngân hàng có chức năng xuất, nhập khẩu vàng đều phải coi là vàng hàng hoá và phải đưa vào thống kê xuất nhập khẩu.

(Theo Anh Quân // Vneconomy)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Trung Quốc: Cần chuyên nghiệp hóa
  • Giá hàng hóa tăng vọt khi đồng đô la sụt giảm
  • Thị trường trong nước bị bỏ quên
  • VN ngày càng thích nghi với thị trường quốc tế
  • Buôn lậu những mặt hàng "nóng" vẫn hoành hành trên tuyến biên giới
  • Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm?
  • Các doanh nghiệp cần tiếp cận nét mới của thị trường Nga
  • Thương hiệu Mỹ: Xuống ở Mỹ và lên ở Trung Quốc?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo