Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không nên chạy theo lợi nhuận nhất thời

Người sản xuất và các doanh nghiệp thu gom cần triển khai đăng ký danh sách xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng và tránh rủi ro trong kinh doanh thương mại.

Ngày 25/6 là thời hạn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chốt danh sách các địa phương, doanh nghiệp (DN) đăng ký 5 loại trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (theo thoả thuận giữa 2 nước). Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc đăng ký danh sách và chứng nhận nguồn gốc xuất khẩu mới chỉ hoàn thành 50%.

Theo số liệu của Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), hiện Bình Thuận là tỉnh có diện tích thanh long lớn nhất nước, với gần 11.000 ha, trong đó diện tích đang cho trái khoảng 9.000 ha, với sản lượng 236.000 tấn.

Toàn tỉnh có 20.000 hộ dân trồng thanh long và trên 30 DN chuyên thu mua xuất khẩu. Tuy nhiên, cho đến nay, mới có 19 DN, 4 hợp tác xã và 7 trang trại hoàn thành việc đăng ký sản phẩm xuất sang thị trường Trung Quốc. Giải thích về sự chậm trễ này, đại diện của Sở NN&PTNT Bình Thuận cho biết, Sở Công thương và Sở NN&PTNT đã tổ chức phổ biến đến các đơn vị, song có rất ít đơn vị quan tâm.

Lý giải điều này, Sở NN&PTNT Bình Thuận cho rằng, trong tổng số trên 230.000 tấn thanh long xuất khẩu hàng năm của tỉnh, chỉ có khoảng 30.000 tấn xuất khẩu sang thị trường châu Âu, còn lại là xuất sang thị trường Trung Quốc bằng đường bộ, qua các cửa khẩu. Chính vì vậy, tập quán mua bán đơn giản với đối tác Trung Quốc của người dân rất khó thay đổi.

Tại miền Bắc, tiến độ triển khai đăng ký cũng không khá hơn. Theo số liệu tổng hợp của Cục trồng trọt, hiện Bắc Giang mới đăng ký được 2.900 ha/39.000 ha diện tích trồng vải. Hải Dương cũng chỉ có 4.700 ha/14.000 ha diện tích trồng vải được đăng ký.

Đại diện một DN cho rằng, thời điểm Bộ NN&PTNT thông báo quá muộn, khiến cho các địa phương và DN “trở tay không kịp”. Thêm vào đó, kèm theo Công văn số 1382 của Bộ NN& PTNT hướng dẫn các đối tượng phải khai xuất xứ (các trang trại, vườn trồng và cơ sở bao gói) lại là Công văn số 401 của Cục Trồng trọt yêu cầu phải thống kê diện tích sản xuất, sản lượng thu hoạch, thu mua, số lượng xuất khẩu sang Trung Quốc trong 3 năm trở lại đây và đăng ký số lượng xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm tới, khiến DN khó xoay xở.

Ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) giải thích, việc áp dụng quy định trên là để kiểm soát tận gốc, đảm bảo được truy xuất nguồn gốc lô hàng trong trường hợp có vấn đề về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc cơ quan quản lý nhà nước đưa ra những quy định như vậy không phải để làm khó người trồng trọt mà nhằm tránh các vấn đề tương tự như đã xảy ra đối với mặt hàng sắn xuất khẩu trước đây.

Có cùng quan điểm, ông Đàm Quốc Trụ, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ năm 2005 Việt Nam đã tham gia IPPC (Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật), theo đó các loại hoa quả, thực phẩm khi xuất khẩu phải dựa trên các chứng cứ khoa học, các hồ sơ cụ thể, dư lượng bảo vệ thực vật...

Tuy nhiên, một chuyên gia về ngành hàng nông sản lại cho rằng, việc xuất khẩu trái cây cũng như các mặt hàng nông sản khác sang thị trường Trung Quốc là cần thiết, nhưng không thể nóng vội, nhất là không nên chạy theo các lợi ích trước mắt. Chuyên gia này phân tích, hiện nay xuất khẩu trái cây của cả nước mới đạt trên 100 triệu USD/năm.

Trong tổng kim ngạch 1,9 tỷ USD xuất khẩu các loại nông sản năm 2008 sang thị trường Trung Quốc, thì rau và hoa quả chỉ đạt trên 200 triệu USD (trong đó, rau chiếm phần lớn). Hơn nữa, việc mua bán chủ yếu theo phương thức giao dịch qua đường biên và việc giao nhận hoàn toàn không có những ràng buộc bằng hợp đồng của người dân Việt Nam với các đối tác phía Trung Quốc, vì vậy quan hệ thương mại như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. “Câu chuyện hàng nông sản ách tắc tại các cửa khẩu biên giới vẫn chưa cũ, vì vậy cần hết sức cẩn trọng”, vị chuyên gia này cảnh báo.

Qua tìm hiểu, được biết Việt Nam và Trung Quốc thống nhất thông báo cho nhau tình trạng kiểm dịch sinh vật có hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng đối với trái cây xuất nhập khẩu, thời điểm phía Trung Quốc đưa ra yêu cầu với trái cây nhập khẩu từ Việt Nam đã được ấn định, nhưng việc Trung Quốc vẫn chưa thông báo cụ thể cho phía Việt Nam. Thêm vào đó, cho đến nay, khó có thể thống kê được chính xác lượng trái cây Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.

“Vấn đề đặt ra là đã đến lúc chúng ta phải áp dụng đồng bộ các biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, hình thành những vùng chuyên canh lớn, đồng thời có sự trợ giúp, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người nông dân để nâng cao chất lượng trái cây, không chỉ đáp ứng đòi hỏi của thị trường Trung Quốc, mà còn là yêu cầu của nhiều thị trường khác”, vị chuyên gia này nói.
 

(Theo Việt Hùng // Báo đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Phân bón: Giá biến động do thiếu chiến lược phát triển?
  • Giá sữa tại Việt Nam cao nhất thế giới
  • Xuất nhập khẩu vào thị trường Đông Âu: Ưu tiên hàng công nghiệp
  • Bớt nỗi lo về nông sản xuất, nhập khẩu từ Trung Quốc?
  • Thị trường đồ chơi trẻ em: hàng ngoại lấn sân
  • Biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu để đạt mục tiêu 64,68 tỷ USD năm 2009
  • Trung Quốc: gia tăng bảo hộ thị trường
  • Cảnh báo kiểu làm ăn tự phát - tự mình hại ta
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo