Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chùm ảnh: Hà Nội - sông và cống

“Cái thú được thả thuyền trên sông Tô Lịch, đàn ca sáo nhị sao mà tao nhã đến thế…” - câu chuyện xưa giờ đã thành không tưởng. Người Hà Nội hôm nay chỉ còn nỗi khổ khi phải sống chung với những dòng sông như những cống nước thải khổng lồ.

Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ… và còn rất nhiều con sông nữa, trước kia mang dòng nước chảy khắp Hà Nội, cùng với hệ thống các ao hồ đã có tác dụng điều hoà, giảm bớt cái nóng oi bức của miền Bắc.

n

Giờ đây, với tốc độ phát triển chóng mặt của Hà Nội cả về kinh tế và dân số, các dòng sông này đổi tên thành những “cống nước thải” , mang đầy rác rưởi và bốc mùi hôi thối khó chịu. Người dân sống gần “cống” lâu ngày đã tôi luyện khả năng chịu đựng, chai lỳ trước mùi hôi thối và môi trường ô nhiễm. Bằng chứng là họ vẫn cứ đời này qua đời khác sống “mạnh khỏe” cạnh những dòng sông chết ấy, vẫn quần áo thơm tho ngẩng cao đầu bước đường, bỏ lại sau lưng mùi tanh nồng của nước thải...



Trẻ em khu Trung Tự chơi hè bên những cái cống lộ thiên sâu tới 3m.
 


Những dòng nước đen ngòm cùng rác rưởi len lỏi khắp dưới chân những ngôi nhà mới xây hiện đại hào nhoáng.
 


Người dân khu Hào Nam ngồi chơi bên cái cống nồng nặc mùi rác thải. Họ buộc phải quen với mùi này bởi ở đây, biết có nơi nào có thể trong lành hơn?
 


Khu đô thị mới Định Công nằm ngay cạnh một cái cống nước thải lớn, nặng mùi - sông Tô Lịch.
 


 Những khu chợ tự phát vẫn hình thành tự nhiên bên những dòng sông. Khách đi đường lựa chọn, mua cái đẹp, cái thơm tho ngay bên trên dòng nước khăm khẳm.
 


Người dân giờ đây đã thấm nhuần câu nói: sạch nhà bẩn phố. Những con sông này đã mặc nhiên được coi là nơi tập kết rác thải hàng ngày.



Ai còn có thể gọi đây là một dòng sông???



Đoạn cống nửa kín nửa hở tại khu Hào Nam đã khiến một người phải thiệt mạng oan ức. Người dân sống gần đó phải viết tạm một tấm biển cảnh báo cho người đi đường.


Bước ra cửa là đã có mùi nước thải, không thích nghi thì làm sao
những người dân này có thể trụ lại Hà Nội?


Những diện tích của các cống nước thải này cứ thu hẹp dần mỗi khi các căn nhà hai bên xây lại mới.

Người dân khu Xã Đàn tập thể dục, hít thở không khí "trong lành"
bên cạnh một cái cống nước thải rộng gần 5m.

(Theo Việt Hưng/Dân Trí/vietnamnet)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Phóng sự ảnh: Mùa thiếu nước trên cao nguyên đá
  • Chùm ảnh: Trẻ vùng cao và thành thị-2 mảng màu khác biệt
  • Đường tới "thiên đường": Bĩ cực mà chẳng thái lai (Kỳ 2)
  • Thông điệp cho những người muốn tìm ảo mộng (Kỳ cuối)
  • Câu chuyện dài như con đường (Kỳ I)
  • Câu chuyện dài như con đường (Kỳ II)
  • Câu chuyện dài như con đường (kỳ III)
  • Câu chuyện dài như con đường kỳ IV
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi