Cùng với công cuộc hiện đại hóa của ngành, hải quan điện tử cũng phải xác định cho mình viễn cảnh mới. Bài cuối trong chuyên đề này xin đăng tải ý kiến của một số chuyên gia về vấn đề này, như một cuộc đối thoại với cộng đồng DN.
Ông Trần Quốc Định – Phó trưởng ban Cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt
“Công cuộc phát triển, cải cách hiện đại hóa của Hải quan Việt
Ông Lê Đức Thành – Trưởng phòng CNTT, Cục CNTT và Thống kê Hải quan:
“Hiện tại, Hải quan Việt Nam đang tiến hành mở rộng thủ tục hải quan điện tử để hỗ trợ DN. Với sự hỗ trợ của CNTT, hải quan đang xây dựng website Hải quan trở thành cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công cho người dân và DN, đảm bảo cung cấp đầy đủ 100% thông tin về quy trình thủ tục, cho phép tải các biểu mẫu, đơn, hồ sơ hải quan để người khai hải quan có thể in ra giấy hoặc điền vào các mẫu khai để thực hiện khai báo từ xa và thông quan điện tử. Tiến tới, hải quan cũng sẽ cung cấp các công cụ cho phép DN trao đổi trực tuyến với cán bộ hải quan qua internet để kịp thời nhận được những tư vấn nhanh chóng và chính xác”.
Ông Đàm Minh Nghiệp – Chi cục Hải quan điện tử, Hải quan Hải Phòng:
“Để thời gian tới hải quan điện tử có những bước tiến mới, cơ quan hải quan cần chú trọng đến cả ba vấn đề sau:
Về chính sách:
- Cần rà soát, bổ sung, sửa đổi các chính sách quản lý nhà nước về hải quan cho phù hợp với phương thức thủ tục HQ điện tử.
- Xây dựng lại quy trình thủ tục HQ ĐT phù hợp hài hòa với quy trình thủ tục HQ truyền thống để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, từng bước đưa thủ tục HQ ĐT đến với cộng đồng doanh nghiệp.
- Đẩy nhanh việc phối hợp trao đổi thông tin điện tử giữa hải quan và các cơ quan hữu quan có liên quan đến việc quản lý hàng hóa XNK, vận tải hàng hóa …
Phần mềm:
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng phần mềm thông quan điện tử theo QĐ 52 theo hướng tất cả các công việc cần quản lý hải quan như: quản lý thuế, trị giá, quản lý hàng giá công, sản xuất xuất khẩu… đều sử dụng trên cùng một phần mềm này.
Về cơ sở vật chất, nhân sự
- Nâng cấp, đầu tư mới hệ thống máy chủ gồm cả dự phòng, đường truyền.
- Đào tạo và đào tạo lại nhân sự các cấp để đáp ứng được những yêu cầu của hình thức thông quan điện tử; xây dựng chính sách khuyến khích công chức làm việc tại môi trường thông quan điện tử”.
Ông Lê Văn Ninh – Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan:
“Chúng tôi xác định doanh nghiệp không chỉ là đối tượng quản lý mà còn được coi như là đối tác của cơ quan Hải quan. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sao cho DN thuận lợi nhất trong hoạt động kinh doanh của mình đồng thời vẫn đảm bảo công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ là mục tiêu của cơ quan hải quan. Chương trình thương nhân ưu tiên đặc biệt thuộc kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hải quan không nằm ngoài mục đích đó. Thương nhân ưu tiên đặc biệt AEO là từ viết tắt của Authorised Economic Operator, nghĩa là “định chế tài chính được ủy quyền (của hải quan)”. Thương nhân được công nhận AEO sẽ được hưởng sự đơn giản hóa trong thủ tục hải quan và được tạo thuận lợi về kiểm soát hải quan liên quan đến vấn đề an ninh và an toàn”.
Ông Nguyễn Công Trưởng – Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn:
“Trong thời gian tới, Hải quan Lạng Sơn được Tổng cục Hải quan lựa chọn là trung tâm của Hải quan liên vùng và sẽ tiến hành thí điểm hải quan điện tử. Chúng tôi đang nỗ lực hết mình, nhưng chúng tôi biết điều quan trọng nhất là phải kết nối được Hải quan với DN. Hải quan có hiện đại hóa được hay không có liên hệ rất mật thiết với DN. DN không mặn mà, không thiết tha thực hiện cùng thì công cuộc hiện đại hóa của Hải quan không thành công được. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng việc thông quan điện tử không chỉ dựa vào cơ quan hải quan mà còn phải có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan khác, như thuế, kho bạc… thì quy trình thực hiện mới thực sự khép kín, ưu việt và thuận lợi”.
Ông Nguyễn Văn Khiêm – Giám đốc công ty Phát triển công nghệ Thái Sơn:
“Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia thủ tục khai Hải quan điện tử, công ty chúng tôi đã đưa ra giải pháp đồng bộ quy trình quản lý của doanh nghiệp với hệ thống khai Hải quan khai điện tử. Các công việc trước đây của doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu như: Kế hoạch xuất nhập hàng, lập bộ hồ sơ khai Hải quan, theo dõi lập báo cáo tình hình xuất nhập khẩu, thanh khoản hợp đồng gia công, thanh lý hoàn thuế với cơ quan Hải quan… đều được tính hợp trong phần mềm E-CUS cài đặt tại doanh nghiệp. Phần mềm này có khả năng kết nối với hệ thống của Hải quan để thực hiện khai điện tử và nhận kết quả xử lý của cơ quan Hải quan trả về.
( Theo Tổng cục Hải Quan )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com