Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cao hiệu quả công tác điều tra chống buôn lậu gian lận thương mại

Có thể nói rằng công tác điều tra chống buôn lậu luôn là lĩnh vực nóng bỏng, phải đối phó với các thủ đoạn ngày càng phức tạp và tinh vi hơn kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Buôn lậu diễn biến phức tạp trên các tuyến đường biển, đường bộ, hàng không, với các thủ đoạn xuất, nhập khẩu hàng hoá sai khai báo về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, lợi dụng phương thức vận tải hàng hoá bằng container để khai báo sai tên hàng (đối với hàng hoá dạng phế liệu, hàng cấm và một số mặt hàng kinh doanh theo loại hình chuyển khẩu); nhập khẩu hàng thừa so với khai báo, không khai báo; nhập khẩu hàng hoá không đạt chất lượng theo quy định; xuất khẩu khai báo khống, không đúng mặt hàng.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là vi phạm thủ tục hải quan (tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập phương tiện vận tải quá thời hạn quy định), vận chuyển hàng hoá không có giấy tờ hợp lệ trong địa bàn hoạt động hải quan, tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Tại Khu Kinh tế thương mại - Công nghiệp Mộc Bài thuộc tỉnh Tây Ninh, một số doanh nghiệp hoạt động trong Khu Kinh tế gian lận bằng cách khai thấp trị giá hải quan, nhập hàng vào khu miễn thuế niêm yết giá bán thấp, sau đó đầu nậu tổ chức thuê người vào mua hàng vận chuyển vào nội địa để tiêu thụ.

Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới diễn ra rất phức tạp trên các tuyến và địa bàn trọng điểm. Tại các tuyến đường bộ Sơn La, Điện Biên, Long An, An Giang, Kiên Giang, Cao Bằng, khu vực thị xã Móng Cái - Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, mặt hàng chủ yếu vẫn là heroin, ma tuý tổng hợp và cần sa. Các đối tượng chủ mưu, cầm đầu thường hoạt động giấu mặt tìm nguồn hàng, cung cấp tài chính và thuê người vận chuyển trái phép qua biên giới, còn đối tượng vận chuyển dùng mọi thủ đoạn hết sức trắng trợn và liều lĩnh chuyển ma tuý với số lượng lớn qua lại hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Lào. Tại tuyến đường hàng không, nhóm đối tượng Việt kiều úc, Đài Loan, Trung Quốc, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích thăm nhân thân lợi dụng buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý. Các đối tượng buôn bán ma tuý thường rất manh động, có vũ khí nóng sẵn sàng bắn trả khi bị bao vây bắt giữ.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn thách thức nảy sinh như vậy, ngành Hải quan cũng đạt được bước tiến nhất định, hợp tác có hiệu quả với các lực lượng, kịp thời ngăn chặn những hành vi, vụ việc lớn. Trong năm qua, lực lượng điều tra chống buôn lậu góp phần thực hiện  kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu qua biên giới, gian lận qua giá, báo cáo tình trạng buôn lậu các mặt hàng xăng dầu, lương thực, than…

Bước sang năm 2009, Cục Điều tra chống buôn lậu tiếp tục thực hiện công cuộc hiện đại hoá trong ngành Hải quan. Cục được giao nhiệm vụ tập trung triển khai Đề án nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro áp dụng trong lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan giai đoạn 2007 – 2010. Tổng cục phân cấp cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan cửa khẩu chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác quản lý rủi ro trên địa bàn quản lý của mình. Cục sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo 06 Thông tư liên tịch về cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin giữa Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước; tập trung thu thập thông tin về một số chuyên đề chống gian lận thương mại qua giá tính thuế và mã HS, nhằm tạo sản phẩm phục vụ công tác Quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan và kiểm soát chống buôn lậu..

Trong thời gian tới lực lượng điều tra chống buôn lậu tiếp tục mở rộng mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp, qua đó thu thập thông tin phục vụ cho công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đồng thời đẩy mạnh công tác tuyền, phổ biến pháp luật hải quan. Cơ quan Hải quan khẳng định quyền lợi của doanh nghiệp khi hợp tác với mình; làm rõ cho doanh nghiệp hiểu đây là mối quan hệ đã được chuyển từ “cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng quản lý” sang “hợp tác, chia sẻ phục vụ lợi ích trong hoạt động quản lý nhà nước và hiệu quả kinh doanh”.


( Theo Tổng cục Hải Quan )

  • Chuyên đề thủ tục hải quan điện tử và thương nhân ưu tiên đặc biệt - Bài 3: Viễn cảnh Hải quan điện tử
  • Năm 2009: Đẩy mạnh triển khai công tác hiện đại hóa ngành Hải quan
  • Xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách hành chính
  • Thu lệ phí hải quan qua ngân hàng: vướng mắc về cơ sở pháp lý
  • Tăng cường kiểm soát ngăn chặn nhập lậu sừng và mẫu vật tê giác
  • Thực hiện Luật quản lý thuế: Vẫn còn bất cập
  • Cục Hải quan Hà Nội tổng kết công tác năm 2008
  • Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến các cơ quan Hải quan trên thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi