Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng cường kiểm soát ngăn chặn nhập lậu sừng và mẫu vật tê giác

Ngày 12/12/2008 vừa qua, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6434/TCHQ-ĐT chỉ đạo về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn nhập lậu sừng tê giác, mẫu vật tê giác.

Theo đó, thời gian gần đây, các cơ quan chức năng cho biết xuất hiện một số đối tượng người Việt Nam điều hành các đường dây săn bắn, buôn bán trái phép sừng tê giác, mẫu vật tê giác từ các nước Châu Phi về Việt Nam. Để ngăn chặn tình trạng này, thực thi đúng các yêu cầu của Công ước CITES, Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các nhiệm vụ sau:

- Chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu, đơn vị kiểm soát Hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu, tuyến biên giới đường bộ kịp thời phát hiện và chủ động phối hợp với Công an, Bộ đội biên phòng tổ chức ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các đường dây vận chuyển, buôn bán trái phép sừng tê giác, mẫu vật tê giác từ nước ngoài vào Việt Nam.

- Cục trưởng Hải quan các tỉnh, thành phố có Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế, chỉ đạo Đội kiểm soát Hải quan kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh của các đối tượng người Việt trên các chuyến bay trọng điểm từ các nước: Nam Phi, Kenya, Somai, Thái Lan, Camphuchia, Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông… đến Việt Nam.

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại công văn này và công văn chỉ đạo trước đó về việc thu thập mẫu vật cho Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

Công ước CITES là Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp được ký tại Washington D.C tháng 3 năm 1973. Công ước gồm 25 điều, có 154 quốc gia thành viên. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của CITES năm 1994. Bộ Lâm nghiệp (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chính phủ chỉ định là Cơ quan thẩm quyền quản lý Cites Việt Nam; 2 cơ quan khác được chỉ định là Cơ quan Thẩm quyền khoa học Cites Việt Nam là Trung tâm Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia).

Ngày 15/03/2006, Tổng cục Hải quan đã tổ chức lễ công bố sách “Cẩm nang nghiệp vụ Hải quan về thực thi công ước CITES”. Cuốn cẩm nang này là kết quả biên soạn của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổ chức TRAFFIC Quốc tế tại Đông Dương, với sự tài trợ của Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Hà Nội. Cẩm nang được thiết kế nhằm cung cấp những kiến thức chung nhất về Công ước CITES, các công cụ của CITES và xử lý mẫu vật CITES.


( Theo Tổng cục Hải Quan )

  • Chuyên đề thủ tục hải quan điện tử và thương nhân ưu tiên đặc biệt - Bài 3: Viễn cảnh Hải quan điện tử
  • Năm 2009: Đẩy mạnh triển khai công tác hiện đại hóa ngành Hải quan
  • Xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách hành chính
  • Thu lệ phí hải quan qua ngân hàng: vướng mắc về cơ sở pháp lý
  • Thực hiện Luật quản lý thuế: Vẫn còn bất cập
  • Cục Hải quan Hà Nội tổng kết công tác năm 2008
  • Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến các cơ quan Hải quan trên thế giới
  • Nâng cao hiệu quả công tác điều tra chống buôn lậu gian lận thương mại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi