“Xây dựng chính phủ điện tử gắn với cải cách thủ tục hành chính nhà nước” là chủ đề chính của Hội thảo quốc gia về chính phủ điện tử Việt Nam năm 2008, được tổ chức tại Hà Nội ngày 16 và 17/12/2008.
Vai trò đi đầu của các cơ quan hành chính Nhà nước
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho biết: “Năm 2008 trong bối cảnh các nước Đông Nam Á hầu hết đều tụt hạng trong bảng xếp hạng về ứng dụng công nghệ thông tin - CNTT thì Việt Nam đã tăng lên xếp thứ 91/182. Điều này phản ánh quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công cuộc cải cách hành chính cũng như nỗ lực của bản thân các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong vai trò đi đầu ứng dụng CNTT và xây dựng chính phủ điện tử”.
Thời gian qua Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển chính phủ điện tử (CPĐT). Mới đây, trong chương trình hành động của Chính phủ cũng đã chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện là hiện đại hoá nền hành chính quốc gia, trong đó có việc đẩy mạnh áp dụng CNTT cho hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Đến nay, nhiều đề án liên quan đến CPĐT đã được triển khai và bước đầu đạt một số kết quả nhất định. Việc thúc đẩy quá trình tin học hoá trong các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã tạo sự chuyển biến nhận thức về vai trò, ý nghĩa của CPĐT đối với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, sự phát triển CPĐT ở Việt
Chính phủ điện tử gắn với cải cách thủ tục hành chính
Chủ đề của hội thảo quốc gia về chính phủ điện tử năm nay tập trung vào vấn đề chính là “e-government gắn với cải cách thủ tục hành chính”. Với chủ đề này, hội thảo đã đưa ra những bài tham luận, đề xuất các biện pháp xây dựng CPĐT gắn với cải cách hành chính, trong đó ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước được xem là biện pháp cốt lõi.
TS. Đinh Duy Hòa - Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ đã đưa ra 3 đề xuất để xây dựng CPĐT dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính. Cụ thể:
Thứ nhất là: Bảo đảm nhận thức đúng và đủ về vai trò, ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ hai là: Bảo đảm sự đồng bộ giữa ứng dụng CNTT vào hành chính với cải cách hành chính. Sự đồng bộ này phải được bảo đảm ở 3 cấp độ sau:
- Cấp độ một, trong công tác chỉ đạo từ Chính phủ tới các bộ và chính quyền địa phương các cấp.
- Cấp độ hai, kế hoạch ứng dụng CNTT của Chính phủ đồng bộ với kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ và tương tự là ở cấp bộ, cấp tỉnh.
- Cấp độ ba, ứng dụng CNTT phải đáp ứng những yêu cầu đặt ra từ cải cách hành chính.
Đề xuất thứ ba là: Đưa ra các giải pháp chuẩn, từ đó có thể áp dụng cho nhiều cơ quan hành chính, giảm thiểu chi phí của nhà nước.
Còn theo ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông việc xây dựng CPĐT là quá trình lâu dài, liên tục và gian nan; đầu tiên sẽ ưu tiên triển khai dịch vụ công. Ông Phúc đánh giá: “Gắn kết giữa CPĐT và cải cách hành chính được thể hiện ở Quyết định 43: thành lập ban điều hành CNTT ở các bộ ban ngành tỉnh; Ban chỉ đạo có sự phối hợp giữa các ban ngành, bao gồm: Trưởng ban TS. Nguyễn Minh Hồng Thứ trưởng Bộ TT&TT, Vụ cải cách hành chính và Vụ CNTT. Bản thân triển khai ứng dụng CNTT chính là đã cải cách hành chính, tiết kiệm công sức, tiền của của nhân dân và nâng cao được hiệu quả quản lý của nhà nước”.
Tại hội thảo về Chính phủ điện tử Việt
( Theo Tổng cục Hải Quan )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com