Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến các cơ quan Hải quan trên thế giới


Trong bối cảnh suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu, các cơ quan Hải quan trên thế giới cũng đang phải chịu sức ép do việc nguồn thu thuế và lệ phí nhập khẩu giảm đáng kể.

Điều này thể hiện rõ trong một diễn văn của Uỷ ban Chính sách thuộc Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) tại cuộc họp diễn ra từ ngày 09 đến ngày 11/12 tại Buenos Aires: “Chúng ta đang chứng kiến tình hình tài chính thương mại ngày càng xấu hơn, xuất nhập khẩu giảm sút ở các quốc gia, trong khi các cơ quan Hải quan vẫn chịu sức ép phải đáp ứng thu nộp vào ngân sách, bất chấp bối cảnh hiện nay”.

Theo báo cáo gửi WCO, nguồn thu vào ngân sách của 172 cơ quan Hải quan thành viên tổ chức này đã bị giảm nhẹ trong tháng 11 vừa qua. Mối quan tâm hàng đầu hiện nay của WCO chính là tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu “có thể làm dấy lên làn sóng bảo hộ công nghiệp nội địa mới, gây tác động tiêu cực đến cuộc khủng hoảng”. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển - những nước sử dụng ngân sách chủ yếu từ thu thuế xuất nhập khẩu để thực hiện các chương trình của chính phủ.

Cũng theo WCO, “gian lận thương mại ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách, và trong thời kì khủng hoảng tài chính thì ảnh hưởng này sẽ càng tăng do nguy cơ trốn thuế cao. Do đó, nhiệm vụ của các cơ quan Hải quan là đảm bảo thu ngân sách, tạo thuận lợi thương mại và ngăn chặn gian lận thương mại”. WCO khuyến cáo các thành viên nên tránh áp dụng các hàng rào thương mại mới hay các biện pháp có thể làm tăng chi phí và gây trì hoãn thêm tại khu vực biên giới. Về phía mình, WCO sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Ủng hộ các nỗ lực thu ngân sách và đảm bảo an ninh an toàn mà không gây cản trở thương mại, bằng cách áp dụng gói các công cụ và hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ quản lý rủi ro, kiểm soát dựa trên kiểm toán và sử dụng công nghệ;

- Tiếp tục ủng hộ những việc làm tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);

- Đẩy mạnh hiện đại hoá hải quan thông qua tăng cường năng lực;

- Tiếp tục thực hiện hệ thống Thương nhân ưu tiên đặc biệt (AEO) và các hiệp định đa phương, với mục tiêu duy trì tính thống nhất, phù hợp để đảm bảo rằng các hiệp định và hệ thống này được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới;

- Quan tâm đến nhu cầu về chi phí và lợi ích mang lại của các hiệp định về đảm bảo an toàn chuỗi cung ứng, sao cho phù hợp với môi trường tài chính hiện nay, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề an ninh ngân sách đối với các nước đang phát triển;

- Tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo một môi trường kinh doanh hợp pháp, an toàn và lành mạnh.

WCO cũng nhấn mạnh rằng các biện pháp này được nêu rõ trong Công ước quốc tế sửa đổi về Đơn giản và hài hoà hoá các thủ tục Hải quan, hay còn gọi là Công ước Kyoto.


( Theo Tổng cục Hải Quan )

  • Chuyên đề thủ tục hải quan điện tử và thương nhân ưu tiên đặc biệt - Bài 3: Viễn cảnh Hải quan điện tử
  • Năm 2009: Đẩy mạnh triển khai công tác hiện đại hóa ngành Hải quan
  • Xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách hành chính
  • Thu lệ phí hải quan qua ngân hàng: vướng mắc về cơ sở pháp lý
  • Tăng cường kiểm soát ngăn chặn nhập lậu sừng và mẫu vật tê giác
  • Thực hiện Luật quản lý thuế: Vẫn còn bất cập
  • Cục Hải quan Hà Nội tổng kết công tác năm 2008
  • Nâng cao hiệu quả công tác điều tra chống buôn lậu gian lận thương mại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi