Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ lập Quỹ bảo trì đường bộ

Quỹ bảo trì đường bộ sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ đối với việc cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động quản lý - bảo trì hệ thống đường bộ trên cả nước.

Quỹ bảo trì đường bộ nhằm góp phần cải thiện hệ thống giao thông - Ảnh minh họa

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang gấp rút hoàn thành dự thảo Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ để sớm trình Chính phủ vào cuối tháng 6 tới.

Dự thảo lựa chọn theo  3 phương án, trong đó  phương án 3 được Bộ “cân nhắc hơn”.

Theo đó, phí đối với phương tiện cơ giới lưu thông trên đường bộ sẽ được thu qua giá xăng đối với phương tiện sử dụng xăng và thu trên đầu phương tiện đường bộ sử dụng dầu diesel tính theo tháng và theo chủng loại phương tiện.

Mức đề xuất tính phí đường bộ qua giá xăng là 1.000 đ/lít.

Theo tính toán của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đơn vị được Bộ GTVT giao trực tiếp xây dựng đề án), với cách xây dựng như trên, nguồn thu phí bảo trì đường bộ đối với phương tiện giao thông cơ giới, thu lưu hành xe quá tải trọng cầu đường, phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ..., Quỹ Bảo trì đường bộ sẽ có thể thu được khoảng 6.000 tỷ đồng/năm.

Số tiền này có thể đáp ứng khoảng 82% nhu cầu bảo trì quốc lộ và 41% nhu cầu bảo trì đường địa phương.

Đường bộ nước ta hiện có tổng chiều dài 256.684km, trong đó quốc lộ là 17.228km, tỉnh lộ là 23.530km, 49.823km đường liên huyện, 8.492km đường đô thị và trên 150.187km đường xã.

Thế nhưng, mỗi năm chúng ta chỉ nâng cấp và xây dựng được trên 1.000km đường quốc lộ, 10.000m mặt cầu và một số đường hướng tâm tới các đô thị lớn.

Hơn nữa, tình trạng kỹ thuật  đường bộ còn kém, đường hẹp, mặt đường chưa đảm bảo cho việc đi lại an toàn, êm thuận, sụt trượt còn xảy ra thường xuyên gây ách tắc giao thông. Nhiều tuyến đường giao thông miền núi chưa đi lại được bốn mùa.

Đó là chưa kể mạng lưới quốc lộ, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình mới chỉ chiếm 47%, còn lại 53% là đường cấp thấp.

Trong khi đó, phương tiện lưu thông ngày một gia tăng nhanh, mật độ giao thông đã vượt quá năng lực phục vụ của đường, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Chỉ tính riêng vốn đầu tư cho hệ thống đường quốc lộ từ năm 2002 đến nay cho thấy vốn xây dựng cơ bản chiếm khoảng 88-94% trong khi đó vốn dành cho bảo trì chỉ đạt 6-12% tổng vốn.

Vì thiếu vốn, nên nhiều hạng mục bảo dưỡng thường xuyên không được thực hiện đầy đủ hoặc không kịp thời.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Quyền, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới và áp dụng phù hợp với điều kiện nước ta, mức đề xuất tính phí bảo trì đường bộ qua giá xăng 1.000đ/l tương đương với mức thu một năm là 75USD/phương tiện.

Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn của Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, hiện dự thảo Nghị định này vẫn đang được Bộ GTVT hoàn thiện và sẽ tiếp tục được lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân thông qua việc đăng tải trên trang website của Bộ cũng như lấy ý kiến của các Bộ, ngành trước khi chính thức trình Chính phủ vào cuối tháng 6 tới.

(Theo Linh Đan // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi