Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gắn nghiên cứu với chế tạo sản phẩm cơ điện tử

Từ năm 2002, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI) thuộc Bộ Công thương chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học - công nghệ thí điểm theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Đến nay, IMI đã tạo ra hàng trăm sản phẩm cơ điện tử có chất lượng, cũng vì thế doanh thu tăng trưởng hơn năm lần so với thời kỳ chưa chuyển đổi.


Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Tiến sĩ Ðỗ Văn Vũ, Viện trưởng IMI cho biết: Tháng 2-2002, tại Quyết định số 139/QÐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ký duyệt cho phép Viện IMI chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học - công nghệ thí điểm, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Với chức năng, nhiệm vụ chính là nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ lĩnh vực cơ điện tử trong các ngành công nghiệp, dân dụng, y tế và môi trường; chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh, phục vụ công cuộc phát triển đất nước, hơn sáu năm qua Viện IMI đã đầu tư mọi nguồn lực, tạo sự chuyển biến đáng kể cho một doanh nghiệp khoa học - công nghệ theo cơ chế mới. Ðến nay, Viện IMI xây dựng được 12 trung tâm nghiên cứu và đào tạo, phát triển 16 công ty thành viên. Luôn luôn gắn đào tạo, nghiên cứu và chuyển  giao công nghệ vào sản xuất kinh doanh, IMI xác định trọng tâm là phát triển ngành cơ điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu CNH, HÐH đất nước. Muốn vậy, không có cách nào khác là từng bước đầu tư xây dựng hệ thống các phòng thí nghiệm chuyên ngành hiện đại như phòng thí nghiệm động lực học và điều khiển máy, phòng thí nghiệm điều khiển tự động lập trình, phòng thí nghiệm chip và mô đun điều khiển, các công nghệ gia công đặc biệt (tia nước áp suất cao, công nghệ plát ma và tạo mẫu nhanh)... với nguồn kinh phí gần 100 tỷ đồng. Nhờ vậy viện đã nghiên cứu, chế tạo khoảng 100 sản phẩm cơ điện tử trong các lĩnh vực máy công cụ CNC, thiết bị đo lường công nghiệp, dây chuyền thiết bị cho ngành xây dựng, kỹ thuật điện và thiết bị bảo vệ môi trường, chế biến nông sản xuất khẩu. Cũng chính những sản phẩm này đã giúp Viện IMI, năm 2005 giành Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ trong "Cụm công nghiệp nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị cơ điện tử trong công nghiệp". Ðiều đáng nói là các kết quả nghiên cứu, chế tạo của Viện IMI những năm qua đều được ứng dụng vào sản xuất kinh doanh trên nhiều vùng, miền của đất nước. Ðó là thiết bị trộn bê-tông xi-măng điều khiển tự động định lượng điện tử với 99 chương trình đặt trước và phần mềm quản lý (kiểu cố định và di động, kiểu đầm lăn, năng suất từ 30 m2/giờ đến 360 m2/giờ); máy công cụ tự động điều khiển số (với các máy cắt kim loại tấm bằng plát ma, máy cắt lada CO2, máy phay điều khiển số, máy tiện băng nghiêng...); cân điện tử tĩnh và động có phần mềm điều khiển (dùng cho cân ô-tô có trọng tải từ 30 tấn đến cân tàu hỏa trọng tải 120 tấn); các thiết bị tự động phục vụ ngành điện... Theo Viện trưởng Ðỗ Văn Vũ, các sản phẩm cơ khí mới do tập thể cán bộ, nhân viên của đơn vị nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất, kinh doanh không những giúp IMI đạt được tổng giá trị hợp đồng kinh tế hơn 1.000 tỷ đồng (năm 2007) tăng 6,3 lần so với năm 2002, đồng thời nâng tổng doanh thu lên 680 tỷ đồng (tăng năm lần so với năm 2002), mà còn góp phần hạn chế nhập khẩu thiết bị của nước ngoài với số ngoại tệ hơn mười triệu USD/năm.

Tiếp tục triển khai thực hiện tám đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp bộ và một số dự án liên kết khác trong điều kiện nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn (lạm phát tăng cao, giá vật tư, nguyên liệu biến động lớn) nhưng mười tháng đầu năm nay, hoạt động của Viện IMI vẫn đạt tăng trưởng ổn định.

Nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn lưu động đối với các đơn vị nghiên cứu ứng dụng lâu nay hết sức hạn hẹp. Thực hiện mô hình doanh nghiệp khoa học (nay là mô hình theo Nghị định 80 của Chính phủ), Viện IMI đã có cách làm để giải bài toán về nguồn vốn đầu tư. Trước hết là góp vốn bằng hợp đồng chuyển giao sản phẩm nghiên cứu. Ðây là giải pháp quan trọng nhất cho việc phát triển các doanh nghiệp thành viên, bởi nó cũng là biện pháp khuyến khích cán bộ khoa học nỗ lực trong lao động sáng tạo.

Cách đây hơn mười năm, viện đã chia hợp đồng chuyển giao công nghệ thành hai loại: các đề tài, dự án hưởng ngân sách Nhà nước thì Viện IMI hưởng 70%, còn tập thể khoa học hưởng 30% trong tổng giá trị hợp đồng; đối với các đề tài không thụ hưởng ngân sách Nhà nước thì IMI hưởng 30%, tập thể khoa học hưởng 70% trong tổng giá trị của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Góp vốn bằng thương hiệu, là cách mà các công ty, đơn vị khác muốn sử dụng thương hiệu IMI, và nhận được sự hỗ trợ về khoa học và công nghệ thì phải thực hiện điều kiện là dành cho IMI sở hữu 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Cách thứ ba là góp vốn của cán bộ nhân viên. Cơ chế góp vốn nêu trên đã gắn kết được công tác nghiên cứu với sản xuất, kinh doanh; bảo đảm lợi ích hài hòa của các bên: Nhà nước, doanh nghiệp và cán bộ khoa học. Bằng cách làm này, từng bước Viện IMI tháo gỡ được khó khăn về nguồn vốn trong hoạt động, và đến nay toàn đơn vị đã có tổng số vốn hơn 566 tỷ đồng. Ðây là yếu tố quan trọng để Viện IMI duy trì và nâng cao chất lượng các loại hình đào tạo, nhất là cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Mặt khác, tiếp tục đầu tư nghiên cứu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc chế tạo, sản xuất các sản phẩm cơ điện tử trong công nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường trong nước, và từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.

(Theo báo Nhân Dân )

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Nước nóng từ nguồn năng lượng mặt trời
  • Hội thảo tài nguyên nước vùng Mekong
  • Tại Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Lidovit: Phát hiện nhiều hành vi vi phạm môi trường
  • Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai - Khó nhất là cơ chế phối hợp
  • Rác thải sinh hoạt đổ đi đâu?, Bài 2: Tái chế rác - những nghi ngại về môi trường
  • Rác thải sinh hoạt đổ đi đâu? Bài 1: Ngổn ngang rác thải sinh hoạt
  • Rác thải cũng “mệt” vì khủng hoảng kinh tế
  • EU muốn loại bỏ bóng đèn dây tóc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị