Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Biết rõ máy in để dùng tốt

Máy in hiện nay có nhiều hình dáng và chủng loại khác nhau. Muốn mua máy in, nên chọn loại nào? Để mua đúng hàng, cần phải hiểu rõ về các chủng loại máy in.

Máy in kim (Dot Matrix)

Hoạt động theo dạng cơ khí. Một tập gồm 9 hay 24 kim gõ nhô ra rồi chọc vào băng mực để hình thành dấu mực trên giấy. Khi độ phân giải càng cao thì tốc độ in của máy in kim càng chậm. Trung bình, mỗi giây máy in kim có thể in từ 300 đến 500 ký tự. Một số máy có cài sẵn font chữ hoặc cỡ font. Loại máy này thích hợp để in những băng giấy (liên giấy) dài như bạn thường thấy hóa đơn tính tiền trong siêu thị.

Máy in laser

Nguyên tắc in tương tự như công nghệ máy Photocopy, nghĩa là dùng nhiệt độ để làm nóng chảy mực bột rồi in lên mặt giấy. Bản in ra có chất lượng cao. Tốc độ in trung bình của máy in laser khoảng 15 trang/phút. Các loại máy in laser phần lớn hiện nay đều có các font chữ cài sẵn hoặc có thể sử dụng font download. Loại máy này dùng giấy tờ rời hoặc giấy có tiêu đề sẵn để in.

Máy in phun (Inkjet)

Cách hoạt động của máy in phun là dùng các ống kim nhỏ phun mực lên giấy. Bạn có thể dùng máy in phun để in màu hay trắng đen. Chất lượng in của máy in phun thì không thể chê vào đâu được nếu dùng đúng mực in và giấy in. Các loại máy in phun phần lớn hiện nay đều có các font chữ cài sẵn hoặc có thể sử dụng font download. Tùy theo nhu cầu của bạn mà tốc độ in khác nhau, thông thường 12 trang/phút nếu in trắng đen, 6-8 trang/phút nếu in màu. Loại máy này rất kén giấy và mực nhưng nếu dùng giấy và mực của chính hãng để in thì chất lượng không còn gì bằng.

Để việc in được suôn sẻ cho dù dùng bất cứ loại máy in nào, bạn nên chú ý mấy điểm sau:

- Sử dụng giấy có độ dày thích hợp, khi bỏ giấy vào khay phải bảo đảm giấy khô và không bị cong mép để tránh bị kẹt giấy và lem mực.

- Khi thay mực phải cẩn thận và gọn gàng, dùng các vật mềm lau sạch quanh ống mực trước khi ráp vào máy để khỏi phải mở ra lần nữa vì in bị lem mực.

- Cần để máy in nơi khô ráo. Đậy máy in bằng vải mỏng để hạn chế bụi bám vào máy.

- Tránh để cho gián, thạch sùng hoặc những côn trùng khác chui vào máy in vì rất dễ xảy ra trục trặc khi đang in.

- Nhiều loại máy in hiện nay đều truyền dữ liệu qua cáp sử dụng cổng USB nên trong quá trình cài đặt bạn phải lưu ý chọn đúng cổng giao tiếp là USB chứ không phải cổng COM hay cổng LPT.

- Kiểm tra cổng kết nối máy in khi có trục trặc không nhận được máy in.

- Khi máy in bỗng nhiên không in được, rất có khả năng bạn đã chọn dòng Use Printer Offline, hãy bấm vào lựa chọn này một lần nữa để gỡ bỏ.

(Theo Thế giới @)

  • 25 loại “sâu” máy tính nổi tiếng nhất lịch sử
  • 25 mật khẩu “ngớ ngẩn” nhất năm 2011
  • 15 công cụ nguồn mở hay để "quản" Windows
  • Đồng bộ dữ liệu hệ thống media với XBMC
  • Mặt sáng và mặt tối của SEO
  • 10 điều cần chú ý khi lựa chọn Windows 7
  • Những công cụ mới 'hot' nhất của Google
  • Xây dựng một mạng xã hội bằng Ning
  • 10 bước tạo một Fan Page hoàn hảo trên Facebook
  • Hướng dẫn tổ chức ảnh trong Flickr
  • 10 điều cần biết khi chọn tường lửa phần cứng
  • Những lưu ý khi nâng cấp từ XP lên Windows 7
  • Bạn nên chọn bản Windows 7 nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị