Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Big Bang ở Nam Cực

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về một vụ va chạm thiên thạch lớn xảy ra trước vụ va chạm thiên thạch được coi là đã làm tuyệt chủng loài khủng long trên trái đất. Vụ va chạm này đã để lại một miệng hố rộng khoảng 300 dặm, nằm sâu chừng một dặm dưới lớp băng vùng Đông Nam Cực. Các nhà khoa học đã tìm ra miệng hố này thông qua phương pháp đo trọng lực và dự đoán rằng, nó đã có cách đây khoảng 250 triệu năm, khoảng thời gian xảy ra sự diệt chủng Pecmi-triat làm biến mất hầu hết các loài sinh vật trên trái đất.

Vị trí của miệng hố nằm ở vùng Wilkes Land thuộc Đông Nam Cực, phía Nam Australia. Các nhà khoa học cho rằng, vụ va chạm trên của thiên thạch với trái đất đã làm chia tách “siêu lục địa” Gondwana, tạo nên vết nứt gãy đẩy lục địa Australia lên phia Bắc. Họ cũng tin rằng, chính sự diệt chủng Pecmi-triat đã tạo điều kiện cho loài khủng long phát triển và chiếm lĩnh trái đất sau đó.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị