Cuối cùng, Tàu Discovery cũng đã cất cánh tại Trung tâm Nghiên cứu vũ trụ Kennedy vào lúc 18h38’ (giờ quốc tế) ngày 4.7.2006, nhằm hướng Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Chuyến bay này là chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi trong năm 2006 và là chuyến thứ hai sau thảm họa nổ tàu
Tuy nhiên, các quan chức thuộc Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn lo ngại vì một số mảnh vỡ đã tách khỏi buồng nhiên liệu không lâu sau khi con tàu cất cánh.
"Khoảng 2 phút 47 giây sau khi Discovery bay lên, chúng tôi đã thấy 3 hay 4 mảnh vỡ tách ra rơi xuống", Wayne Hale, Giám đốc Chương trình tàu con thoi, nói. Ông cũng nói thêm rằng, không rõ liệu những mảnh vỡ đó là các mảnh xốp cách điện hay "thứ gì khác", nhưng ông cho rằng nó khó có thể gây hại con tàu.
Chuyến khởi hành thành công hôm thứ ba vừa rồi diễn ra sau 2 lần phải hoãn cuối tuần trước do mưa bão làm con tàu không thể phóng lên ở căn cứ Kennedy. Thêm một nguyên nhân nữa là đã phát hiện một vết nứt nhỏ trên lớp xốp cách điện hôm thứ hai. Nhưng, các quan chức NASA cho biết, nhược điểm này không gây ra bất kì nguy hiểm gì cho con tàu và tàu Discovery vẫn được phép khởi hành.
“Discovery đã sẵn sàng, thời tiết thật tuyệt vời, cả nước Mỹ đã sẵn sàng cho chuyến khởi hành của Discovery!” Mike Leinbach, trưởng phi hành đoàn phát biểu trước khi con tàu cất cánh.
7 nhà du hành trên tàu - 5 nam và 2 nữ - đánh dấu chuyến bay thứ 115 của Chương trình tàu con thoi Mỹ. Họ có nhiệm vụ cung cấp khoảng 13 tấn trang thiết bị và đồ tiếp ứng cho ISS. Một trong những thành viên của phi hành đoàn - German Thomas Reiter - sẽ ở lại trên Trạm vũ trụ, còn những người khác sẽ rời Trạm vũ trụ sau 2 tuần. Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp trang thiết bị và đồ tiếp ứng cho ISS, phi hành đoàn còn có sứ mệnh kiểm tra hệ thống an toàn được lắp đặt sau khi xảy ra vụ nổ tàu
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com