Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chế tạo ni-lông từ khoai mì

Loại ni-lông sinh học làm từ bột khoai mì có khả năng phân hủy hoàn toàn sau 60 ngày chôn dưới đất

Mỗi năm, các TP lớn của Việt Nam thải ra khoảng 200.000 tấn nhựa, trong đó túi ni-lông và bao bì nhựa là 150.000 tấn. Phần lớn số này được chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất. Trước thực trạng đó, PGS-TS Trương Vĩnh, Trưởng Bộ môn Công nghệ hóa học Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất một loại polymer sinh học mới được làm từ bột khoai mì. Sản phẩm có triển vọng thay thế ni-lông không phân hủy hiện đang bị lên án gây nguy hại cho môi trường.


Thử nghiệm dùng bao bì làm từ bột khoai mì chứa vật dụng (trái)
và các dạng bao bì sau khi ghép mí. Ảnh: T.V

Độ bền cao

Theo PGS-TS Trương Vĩnh, màng polymer sinh học này có thành phần nguyên liệu chính từ tinh bột khoai mì, kết hợp với glycerol và một số chất phụ gia được phối trộn theo một tỉ lệ nhất định. Sau khi phối trộn, hỗn hợp được đưa vào ép khuôn thành dạng tấm mỏng như ni-lông thông thường. Công đoạn tiếp theo là đưa vào sấy khô và tạo ra thành phẩm có màu trắng hơi mờ, có khả năng ứng dụng làm bao bì. Từ những tấm màng này, nhà nghiên cứu tiến hành tạo hình dạng túi. Với những chỗ nối sẽ được ghép mí bằng máy ép hàn nhiệt, độ bền chắc của các mí ghép này bằng 60% sức bền của bao bì.

Để tạo nên loại ni lông tự phân hủy này, theo PGS-TS Trương Vĩnh, chỉ cần dùng loại bột khoai mì thô thông thường được bán nhiều ở các chợ.

Đến nay, ở quy mô phòng thí nghiệm, tác giả đã tạo ra được vài chục chiếc túi từ bột khoai mì với kích thước 9 cm x 19 cm, có khả năng chứa được vật nặng từ 0,5 kg – 1 kg. Túi ni lông này có độ bền tương đương nhựa hóa học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phân hủy hoàn toàn sau 60 ngày

Về khả năng phân hủy, PGS-TS Trương Vĩnh cho biết chỉ sau 60 ngày chôn dưới đất, màng polymer nói trên sẽ trải qua quá trình bị vi khuẩn, nấm men, enzyme tiêu hóa như là nguồn thức ăn, qua đó hình dạng ban đầu của chất đó biến mất. Quá trình phân hủy sinh học diễn ra tương đối nhanh, không độc và không đe dọa môi trường. Nếu ngâm dưới nước, chỉ sau vài ngày túi sẽ bị phân hủy hoàn toàn.

Ứng dụng khả thi nhất hiện nay là dùng ni-lông này làm bao bì đựng các đồ khô. Riêng các loại thực phẩm, đồ có độ ẩm cao, cần phải thêm một số chất nhằm tăng cường khả năng chống thấm cho vật liệu. Ngoài ra, nhờ tính dễ phân hủy, ni-lông từ khoai mì có thể được ứng dụng làm các loại túi ươm cây để sau một thời gian chôn dưới đất sẽ tự tiêu.

(Theo Thanh Lê // Nguoilaodong Online)

  • Làm vữa bê tông từ bùn thải công nghiệp
  • Chế tạo thành công máy bay quan trắc môi trường
  • Phát hiện ô nhiễm nước chỉ sau 2 phút
  • Vì sao ta tôn trọng người lớn tuổi ?
  • Biến rác lốp xe thành vật liệu xây dựng
  • Công nghệ theo túi tiền
  • TPHCM: Nuôi cấy thành công tế bào gốc nhung hươu sao
  • Chế tạo thành công gạch siêu cách nhiệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị