Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khoa học kỹ thuật "xuống đồng"

Nông nghiệp của nước ta trong những năm qua tăng trưởng tương đối cao. Chúng ta có nhiều mặt hàng xuất khẩu thuộc loại mạnh trên thế giới: gạo, cà-phê, tiêu, điều, đồ gỗ, thủy sản... Bình quân trong 5 năm, tăng trưởng đạt 16,2%. Trong thành tựu chung đó, khoa học kỹ thuật (KHKT) chiếm một vị trí quan trọng

Giống cà chua TN5F1 được trồng tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Ảnh NGÔ LỊCH

Khi khoa học về với ruộng đồng

KHKT đã góp phần tạo bước đột phá lớn trong sản xuất nông nghiệp. Việc đưa vào ứng dụng khoa học, công

nghệ trên đồng ruộng, đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả hơn một đơn vị diện tích. Trong quá trình sản xuất, nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản, như kỹ thuật sạ hàng giúp tiết kiệm 40-60% số hạt giống. Hay việc tổ chức bón phân theo bảng so màu, giúp tiết kiệm 15-20% lượng phân đạm và hạn chế số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động. Ở đồng bằng sông Hồng, chúng ta đã chuyển từ sản xuất hai vụ chiêm, mùa sang vụ sản xuất lúa mùa, vụ đông, vụ xuân. Sau thay đổi đó, vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, giải quyết vấn đề lương thực, tạo thêm thu nhập mới cho người nông dân. Ðồng bằng sông Cửu Long - vùng lương thực cơ bản của cả nước, với việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Nếu làm ruộng theo lối thông thường, năng suất lúa chỉ đạt 22 giạ/công, còn áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, năng suất có thể lên tới 27 giạ/công, chi phí cũng giảm hơn. Ở Tây Nguyên, loại cà-phê ca-ti-mo vừa khắc phục nhược điểm về năng suất so với cà-phê vối về năng suất vừa bổ sung chất lượng cho loại cà-phê chè là một điển hình trong kỹ thuật tạo giống. Việc áp dụng tiến bộ của khoa học vào quy trình chăm bón - thu hoạch - bảo quản, đặc biệt là chương trình phát triển công nghiệp chế biến đã góp phần cải thiện chất lượng nên giá bán các nông sản ở thị trường trong nước và quốc tế cũng tăng đáng kể.

Những loại giống cây trồng, vật nuôi, phương pháp thâm canh mới  đã tạo những đột phá mới cho nông nghiệp. Nếu trước đây, cà-phê xuất khẩu thô, chất lượng thấp thì nay đã được chế biến ướt, sấy, bảo quản, chế biến theo chiều sâu. Về trái cây, một thí dụ là không ai nghĩ có thể xuất khẩu được thanh long vì khó chế biến, vỏ mỏng, mau chín, khó vận chuyển. Nhưng hiện nay, nông dân ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã xây dựng được vùng chuyên canh rộng hàng nghìn ha có chất lượng cao, trồng theo kỹ thuật tiên tiến, chăm sóc theo quy trình, đồng loạt đánh lá và bón phân, tưới tiêu chủ động, thu hái đúng độ chín, chiếu xạ tập trung để xuất khẩu. Nhiều nông dân giỏi còn chăm cho cây tốt, kích thích ra hoa trái vụ, giá trị thu nhập tăng gấp 4-5 lần so với chính vụ. Gần đây, việc áp dụng công nghệ cao ở Lâm Ðồng trong sản xuất hoa xuất khẩu đã tạo ra giá trị 100 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/ha. Chỉ sau 15 năm đầu tư, các công ty nước ngoài và nông dân ở Lâm Ðồng đã xây dựng hệ thống sản xuất hoa và giống hoa sánh ngang với trình độ sản xuất hoa tiên tiến nhất thế giới của Hà Lan. Hiện nay, các vùng hoa ứng dụng công nghệ cao ở đây đã lên tới 10.000 ha, trong đó có 1.200 ha hoa trồng trong nhà kính, nhà lưới. Nông dân Việt Nam đã xuất khẩu được hoa và giống hoa sang thị trường khó tính, đòi hỏi cao như Nhật Bản, EU, Mỹ ...

Nhờ áp dụng, các tiến bộ KHKT trong lĩnh vực chọn tạo giống mà nhiều loại cây trồng, vật nuôi ở nước ta có năng suất, chất lượng tương đương với cây trồng, vật nuôi cùng loại ở các nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến. Ðiều này thể hiện rõ qua việc tạo ra những giống cây trồng mới do chiếu xạ gây đột biến của kỹ thuật hạt nhân. Hiện có tới 51% diện tích đậu tương ở Việt Nam được trồng bằng giống tạo ra từ đột biến phóng xạ. Cho đến nay, Việt Nam đã tạo ra khoảng 50 giống cây trồng theo cách này. Chiếu xạ đột biến còn góp phần tạo ra được nhiều giống mới cho các loại hoa như cúc, cẩm chướng, hồng. Từ việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ hạt nhân, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra hơn 10 giống lúa đột biến cho hiệu quả cao và được đưa vào sản xuất đại trà ở các tỉnh phía nam, với diện tích hiện đạt khoảng 11% trong tổng diện tích các giống cải tiến. Chỉ trong giai đoạn 2000 - 2009, các giống lúa đột biến như: VND95-20, VND99-3, TNDB100, OM2717... được đưa vào sản xuất với diện tích trung bình trên 418.000 ha/năm, giúp tăng thu nhập cho người trồng khoảng 836 tỷ đồng mỗi năm. Riêng giống lúa VND95-20 được trồng trên 300.000 ha/năm đã trở thành một trong năm giống lúa chủ lực trong chương trình xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tạo đột phá mới cho đồng ruộng

 Những năm qua, hệ thống nghiên cứu KHCN nông nghiệp ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. Từ chỗ tỷ lệ đầu tư cho hoạt động KHCN chỉ chiếm 2,3% tổng vốn đầu tư cho toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (khoảng 256 tỷ đồng/năm) trong giai đoạn 2000-2005, đã tăng lên hơn 11,6% (tức là gần 1.300 tỷ đồng/năm) giai đoạn 2006-2010, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư thiết bị phòng thí nghiệm, nhất là các phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào thực vật; động vật và động vật sông biển, cũng như có kinh phí cho tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ và tập huấn kỹ thuật. Quá trình nghiên cứu KHCN gắn chặt hơn với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp và xác định đúng một số chương trình nghiên cứu trọng tâm, như chương trình giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, thủy sản...

Nhân giống bằng nuôi cây mô theo phương pháp TIS.

Tình hình hiện nay đang nảy sinh nhiều vấn đề mới. Ðất dành cho sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp, môi trường biến đổi gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, dịch bệnh trên gia súc. Biểu hiện rõ nhất là năng suất và giá trị gia tăng trong nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, từ 7,8% đến 4,7%. Trong khi đó, 68% giá trị thu nhập của người nông dân là từ nông nghiệp, với những hộ nghèo, con số này là 87%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu khoa học tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng chưa đồng bộ, một số cơ sở nghiên cứu còn thiếu những thiết bị cần thiết và thiếu cả những cán bộ khoa học đầu đàn, chuyên sâu trong từng lĩnh vực, nhất là công nghệ cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn ngành hiện có hơn 7.500 cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại các viện, trường, trong đó chỉ có gần 200 cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư; hơn 600 tiến sĩ, chiếm 8,2% và gần 900 thạc sĩ, chiếm gần 12%. Ðội ngũ cán bộ này tuy có trình độ chuyên môn cao, nhưng độ tuổi cũng khá cao (giáo sư là gần 62, của phó giáo sư là 58, của tiến sĩ khoa học hơn 56 và của tiến sĩ cũng xấp xỉ 50 tuổi). Chưa kể, đặc thù của ngành nông nghiệp là "chân lấm, tay bùn", hoạt động sản xuất chủ yếu ở nông thôn, nên vẫn còn tình trạng cán bộ khoa học nông nghiệp vừa thiếu, vừa thừa. Thừa ở các trường đào tạo, cục, vụ, viện nghiên cứu, nhưng lại thiếu vắng trên đồng ruộng, trong lâm trường, trại chăn nuôi. Chất lượng các công trình nghiên cứu KHCN còn thấp, chưa tạo ra các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, đáp ứng nhu cầu phát triển và tạo ra những đột phá lớn trong sản xuất nông nghiệp. Sự gắn kết giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chưa chặt chẽ, nhất là mối liên kết giữa KHCN với doanh nghiệp.

Ðể khoa học kỹ thuật nông nghiệp thật sự đi vào cuộc sống, cần có sự tích cực, chủ động từ các phía: cơ quan quản lý, nhà khoa học và nông dân. Những cán bộ khuyến nông cơ sở không chỉ là cầu nối để chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) mà còn là người trực tiếp cùng nông dân bắt tay thực hiện những mô hình khuyến nông mới. Qua đó, người dân không chỉ nắm bắt được những tiến bộ KHKT mà còn được tận mắt chứng kiến những cách làm hay để về áp dụng trên đồng ruộng của mình. Kiến thức cao về khoa học công nghệ sẽ giúp nông dân biết quy hoạch đất đai, ứng dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ, IPM, GAP để bảo vệ môi trường, các phương pháp xử lý làm sạch nước, nâng cao chất lượng nước dùng trong nông nghiệp; ứng phó với thiên tai bão lụt, tìm giải pháp thích ứng khi khí hậu biến đổi, tìm ra những giống lúa chống lụt, chống mặn, phương pháp trồng hoa màu trên cát.

Ðó còn là việc xây dựng cơ chế tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng rộng rãi tiến bộ KHCN từ nước ngoài; cải tiến cơ chế quản lý khoa học; khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia vào nghiên cứu và chuyển giao KHCN; đổi mới hoạt động của hệ thống khuyến nông, đưa trí thức về làm việc tại nông thôn; đẩy mạnh cơ giới hóa năng suất lao động trong nông nghiệp. Phải ứng dụng những công nghệ trọng điểm của thời đại như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nanô, công nghệ thủy canh... để sản xuất nông sản có năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh và giá thành thấp.

(Theo NGUYỄN HUY THỊNH // Báo Nhân dân)

  • Biến bùn thải thành vật liệu có ích
  • Hệ thống xử lý khói bụi tuần hoàn
  • Thoát khỏi “bà hỏa” bằng ống cứu hộ
  • Những chiếc máy bay đầu tiên do Việt Nam chế tạo
  • Lại chuyện thủ tục hành là chính?
  • “Thần dược” tê giác huyền thoại và sự thật?
  • Nuôi thành công giống cá ngựa lớn nhất thế giới
  • Sẽ có thêm vệ tinh Vinasat-2
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị