Chúng tôi tìm đến Bảo tàng Phòng không – Không quân trong ánh nắng vàng ấm áp hiếm hoi của mùa đông Hà Nội. Tiếp chúng tôi là Thượng tá Nguyễn Hữu Đạc Giám đốc Bảo tàng.
Thượng tá Nguyễn Hữu Đạc cho biết năm 2010 là năm có nhiều ý nghĩa diễn ra nhiều sự kiện lớn của đất nước như Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước…
Trong bối cảnh đầy ý nghĩa như vậy vào ngày 2/2/2010 Bảo tàng Phòng không – Không quân sẽ tổ chức triển lãm: “Trưng bày sản phẩm công nghiệp hàng không Việt Nam những chiếc máy bay đầu tiên do Việt Nam thiết kế chế tạo”.
Những chiếc máy bay do Quân đội Việt Nam sản xuất - Ảnh: Song Hà |
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc về lịch sử “Những chiếc máy bay đầu tiên do Quân đội Việt Nam chế tạo”. Dự kiến tất cả những chiếc máy bay này sẽ được trưng bày trong triển lãm.
1. Máy bay cánh quạt trinh sát loại nhỏ TL-1
Vào tháng 3/1978 quân ủy Trung ương đã họp và phê chuẩn dự án “Xây dựng cơ sở thiết kế và chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ” và cho phép Quân chủng Không quân triển khai thực hiện.
Lúc bấy giờ Trung tướng Trương Khánh Châu - Viện trưởng Viện Kỹ thuật quân sự Không quân (sau này là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lúc ấy đang mang quân hàm Thiếu tá) chủ nhiệm dự án đã hoạch định các bước tính toán chế tạo thử. Với phương pháp thiết kế mô phỏng theo máy bay Rallye-220 GT của hãng Aerospatiale Pháp.
Công việc trước tiên là căn cứ vào yêu cầu về tính năng kỹ/chiến thuật cần phải đạt được để tính toán thiết kế ra hình dạng khí động của máy bay. Sau đó chuyển sang tính độ bền của các khâu chịu lực trong máy bay rồi tiến hành thiết kế kết cấu thân cánh khung vỏ máy bay và các bộ phận khác. Việc cuối cùng là vẽ các bản vẽ tổng thể bản vẽ lắp ráp cụm nhóm và bản vẽ các chi tiết để gia công chế tạo.
Khâu khó nhất trong quá trình thiết kế và chế tạo là việc gia công chế tạo các chi tiết của máy bay. Trong điều kiện thiếu máy móc việc gia công chủ yếu là thủ công các kỹ sư thiết kế và kỹ sư công nghệ phải phối hợp thật chặt chẽ để các chi tiết thiết kế có thể gia công được.
Tuy nhiên không tránh khỏi nhiều chi tiết rất khó gia công đòi hỏi có máy ép chuyên dụng công suất lớn những bộ khuôn kích thước lớn và độ chính xác cao. Các kỹ sư công nghệ cùng với những công nhân lành nghề đã có sáng kiến chế tạo ra máy ép thuỷ lực áp suất hàng trăm tấn cùng với những bộ khuôn gỗ khuôn cao su để chế tạo ra những khung sườn máy bay theo đúng bản vẽ. Nhiều chi tiết phải làm đi làm lại rất nhiều lần. Ví dụ để hoàn thành khung số 1 phải ép tới 14 lần mới thành công.
Sau 3 năm kiên trì thiết kế chế tạo theo tiêu chuẩn Luật Hàng không Liên bang Far-25 Mỹ chiếc máy bay loại trinh sát liên lạc TL-1 đầu tiên ra đời. Tháng 8/1980 chiếc máy bay được chế tạo xong và đưa bay thử nghiệm tại sân bay Hòa Lạc. Phi công thử nghiệm là Nguyễn Xuân Hiển (sau này là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không VN).
Máy bay trinh sát liên lạc TL-1 - Ảnh: Song Hà |
Trong chuyến bay thử nghiệm ngày đó mọi người đều rất hồi hộp. Trên sân bay cứ 200m lại bố trí một cán bộ kỹ sư đứng để quan sát chuyển động của máy bay. Trong lần tăng tốc đầu tiên trên mặt đất máy bay đã gặp trục trặc càng trước lắc làm gãy thanh đỡ. Cả nhóm thiết kế lại tập trung ngày đêm khắc phục. Và cho đến ngày 25/9/1980 chiếc máy bay đã cất cánh chuyến đầu thành công ở độ cao 200m.
Sau đó TL-1 đã hoàn thành chương trình bay thử với 10 chuyến bay và 102 phút trên không. TL-1 là máy bay do Việt Nam chế tạo (trừ động cơ) đạt tốc độ 220 km/h độ cao 1.400mc cung đường xa nhất là từ Hòa Lạc sang Gia Lâm dài 75km. Do chức năng làm mát động cơ yếu nên không dám bay cao hơn.
Việc chế tạo thành công máy bay TL-1 đã ghi một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của ngành kỹ thuật hàng không Việt Nam.
2. Máy bay huấn luyện
Máy bay huấn luyện HL-1
Sau khi chế tạo thành công máy bay trinh sát liên lạc TL-1 Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Không quân tiếp tục giao nhiệm vụ chế tạo thử máy bay huấn luyện HL-1 cho Viện Kỹ thuật quân sự Không quân từ tháng 1/1981.
Đã có kinh nghiệm nên khi thử nghiệm HL-1 đã bay "ngon lành" ngay trong lần đầu cất cánh. Máy bay HL-1 đã bay hoàn thành tốt đẹp chương trình bay thử với đầy đủ 10 bài bay 23 lần cất hạ cánh và 10 giờ bay trên không.
Máy bay huấn luyện HL-1 - Ảnh: Song Hà |
Thiết kế của máy bay HL-1 có sơ đồ khí động và những đặc tính tối ưu của 3 mẫu máy bay tham khảo là Pilatus P3 của Thụy Sỹ Zlin 526 của Tiệp Khắc và Jak 18y của Liên Xô.
Máy bay HL-1 có 2 chỗ ngồi dọc với động cơ IO-470F có bố trí hệ thống hỏa lực.
Kết quả bay thử cho thấy nó có đầy đủ tính năng của một máy bay đào tạo phi công. Máy bay có tốc độ 275 km/h trần bay 4600m tốc độ lớn nhất đạt 356 km/h thời gian bay lớn nhất từ 2 giờ 30 phút đến 4 giờ (có thùng dầu phụ) và trang bị 8 rốc két tấn công mục tiêu.
Tính năng kỹ chiến thuật của máy bay HL-1 đã được kiểm nghiệm sai số không lớn so với các tham số tính toán thiết kế.
Ngày 24/7/1984 Chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng đã xuống sân bay Gia Lâm thăm ra tận đường băng chúc mừng thành công của Viện và quyết định thưởng 1 chiếc ô tô Latvia 12 chỗ ngồi cho bộ phận thiết kế chế thử đi công tác.
Máy bay huấn luyện HL-2
Sau khi chế tạo thành công máy bay trinh sát liên lạc và máy bay huấn luyện Đại tướng Văn Tiến Dũng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gợi ý: nên tiến hành chế tạo máy bay đậu nước vì nước ta có biển sông hồ có thể dùng làm phương tiện liên lạc tới các đảo xa.
Quá trình thiết kế chế thử được phân làm 2 bước:
- Bước 1: hoàn thiện thiết kế theo mẫu HL-1.
- Bước 2: Sau khi bay thử tốt sẽ lắp thêm phao đậu nước. Phương án được chọn là dùng phao không dùng loại thân thuyền.
Đầu năm 1985 việc thiết kế bắt đầu. Năm 1986 tiến hành thi công đến tháng 3/1987 máy bay HL-2 được chế tạo xong.
Máy bay huấn luyện HL-2 - Ảnh: Song Hà |
Về sơ đồ khí động và tính năng kỹ - chiến thuật tương tự như HL-1 nhưng chỉ khác là 2 góc vểnh V lớn hơn để tăng tính ổn định.
Ngày 26/4/1987 máy bay HL-2 đã cất cánh thành công chuyến bay đầu tiên. Đến ngày 29/4/1987 kết thúc bay thử bước 1.
Vì những nguyên nhân khách quan bước 2 của đề tài này là lắp phao để hạ cánh trên mặt nước đã không thể thực hiện được.
3. Máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ VNS-41
Để chào mừng 60 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam 15 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân vào tháng 2/2004 Đại tướng Phạm Văn Trà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định giao nhiệm vụ cho quân chủng Phòng không – Không quân thực hiện dự án: “Chế tạo máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ VNS-41”.
VNS-41 là máy bay lưỡng dụng (thủy phi cơ) nhẹ được nhà máy A41 thuộc Cục Kỹ thuật Phòng không - Không quân nghiên cứu sản xuất dựa vào kiểu máy bay của Nga là Che-22 "Korvet" đã mua lại từ Philippines. Đây là một loại máy bay có thể hạ cánh trên mặt đất và mặt nước.
Máy bay dài 6970 mét cao 2535 mét tầm bay tối đa 200-300 km trần bay 3.000m và chở được 2 đến 3 người. Máy bay được gắn hai động cơ Rotax-582 (64 mã lực) của Áo.
Máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ VNS-41 - Ảnh: Song Hà |
VNS-41 sẽ được dùng cho tuần tra rừng và các mục đích nông nghiệp cũng như cho thể thao du lịch và sử dụng thương mại. Máy bay có bình trữ nhiên liệu có sức chứa 80 lít cho phép bay liên tục trong 4 tiếng đồng hồ với vận tốc từ 120 đến 135 km/h. Để lấy đà cất cánh cần khoảng từ 50 đến 70 trên mặt đất hoặc 200 đến 300 mét mặt nước. Trọng lượng cất cánh tối đa là 780kg. Toàn bộ thân chính thân đuôi cánh giữa của máy bay được làm bằng vật liệu composite cao cấp với mức độ nội địa hóa là 70%.
Dự án phát triển máy bay này bắt đầu vào tháng 6 năm 2003 và tháng 9 năm 2005 thì thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên thành công tại hồ Trị An tỉnh Đồng Nai.
Cho đến nay đây là loại máy bay được sản xuất thành công hiện được đưa vào sử dụng làm nhiệm vụ huấn luyện tại trung đoàn 916 và sắp được đưa vào sử dụng thương mại tại Việt Nam.
Trải qua một thời gian dài làm công tác chuẩn bị ngày 2/2/2010 này các hiện vật hình ảnh những chiếc máy bay do Việt Nam thiết kế chế tạo sẽ lần đầu tiên được công bố rộng rãi đối với công chúng trong nước và thế giới. Qua đó sẽ giúp khách tham quan hiểu rõ hơn những thành tựu khoa học hàng không mà Quân chủng Phòng không – Không quân đạt được từ trước tới nay.
Song Hà
(Theo Vietnamnet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com